thumbnail of Vietnam 2019_Vientnamese translation

Xem toàn bộ phúc trình tại đây.

Các phát hiện quan trọng: Vào năm 2018, tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam có khynh
hướng tiêu cực. Mặc dầu Luật về Tín Ngưỡng và Tôn Giáo có hiệu lực vào ngày 1/1/2018, ban
hành tư cách pháp nhân cho các tổ chức tôn giáo được công nhận và giảm thời gian chờ đợi nộp
đơn, luật này cũng yêu cầu các tổ chức tôn giáo này phải được chấp thuận trước đối với các hoạt
động tôn giáo thường lệ của mình. Ngoài ra, luật này cũng khép lại cơ hội dù không rõ ràng để
các nhóm tôn giáo độc lập trước đây đã hoạt động bằng cách đặt ra ngoài vòng pháp luật những
nhóm tôn giáo không đăng ký, hiển nhiên khiến cho việc hành đạo và hoạt động tôn giáo ôn hòa
trở nên bất hợp pháp. Trong năm 2018, chính quyền tiếp tục đàn áp trên diện rộng các lãnh tụ tôn
giáo, các nhà bảo vệ nhân quyền, các nhà hoạt động ôn hòa, và những người chỉ trích khác trên
toàn quốc, đặc biệt là để đáp trả lại những cuộc phản đối diện rộng chống lại Luật An Ninh mạng
mới hà khắc và dự luật về đặc khu kinh tế. Tính đến ngày 31 tháng 12, 2018 ước tính có 244 tù
nhân lương tâm trong các nhà tù ở Việt Nam, cũng như 20 nhà hoạt động bị giam giữ đang chờ
xét xử, trong đó gồm có cả một số người ủng hộ cho tự do tôn giáo và tín ngưỡng, và một số
người khác chỉ đơn thuần hành đạo hoặc bày tỏ đức tin của mình. Các nhà chức trách địa phương
tiếp tục tịch thu tài sản của các nhà thờ Thiên Chúa Giáo, Chùa chiền Phật giáo và các nhóm tôn
giáo khác để dành chỗ cho các dự án phát triển kinh tế mà không đưa ra các đền bù thỏa đáng.
Công an Việt Nam cũng sách nhiễu các lãnh tụ Thiên Chúa Giáo, Hòa Hảo và Cao Đài vì tham
gia các hội thảo về tự do tôn giáo ở nước ngoài và gặp gỡ những nhân viên ngoại giao nước
ngoài. Các cộng đồng dân tộc thiểu số đặc biệt đối mặt với bắt bớ nghiêm trọng vì đã ôn hòa bày
tỏ các đức tin tôn giáo của mình, gồm cả bị tấn công thể xác, giam cầm, hoặc xua đuổi. Ước tính
có 10.000 người Hmong và người Thượng theo đạo ở Tây Nguyên vẫn không có quốc tịch vì
chính quyền địa phương từ chối không cấp chứng minh nhân dân, trong nhiều trường hợp là để
trả đũa việc họ từ chối bỏ đạo của mình.

Dựa vào các vấn đề vi phạm tự do tôn giáo một cách có hệ thống, tiếp diễn và trầm trọng,
USCIRF môt lần nữa cho là Việt Nam trong năm 2019 đáng được đưa trở lại vào danh sách “các
quốc gia đáng quan ngại”, hay còn gọi là CPC, như Đạo luật Tự do Tôn giáo Quốc tế (IRFA) đã
đề nghị điều này hàng năm kể từ năm 2002. Mặc dù Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã đưa Việt Nam ra
khỏi danh sách CPC vào năm 2006, chính phủ Việt Nam tiếp tục đàn áp các cá nhân và tổ chức
tôn giáo—cho dù có một ít cải thiện khiêm tốn —và tình hình tự do tôn giáo nói chung vẫn bị
bóp nghẹt kể từ lúc đạt được một số tiến bộ ngắn hạn khi nằm trong danh sách CPC.