Phát Hiện Chính Vào năm 2017, Việt Nam đón tiếp các nhà lãnh đạo thế giới đến dự Hội Nghị
Thượng Đỉnh Diễn Đàn Hợp Tác Kinh Tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC), nhưng thay vì sử
dụng cơ hội này để bày tỏ sự cam kết của mình vào trật tự thế giới dựa vào các quy tắc, chính
phủ lại tăng cường các vụ vi phạm nhân quyền, kể cả vi phạm tự do tôn giáo hay tín ngưỡng. Sự
đàn áp của chính phủ về tôn giáo, quyền thể hiện quan điểm, lập hội, và hội đoàn trên toàn quốc ,
cho thấy một nỗ lực đồng bộ nhằm bịt miệng các những người chỉ trích và các nhà hoạt động ôn
hòa trong lúc thế giới đang quan sát. Việt Nam đã tăng cường việc sách nhiễu, bắt giữ, bỏ tù, và
tra tấn những nhà hoạt động ôn hòa, những nhà bất đồng chính kiến, và các blogger , gồm có cả
những người có tín ngưỡng mà chính quyền và các tác nhân phi nhà nước nhắm đến vì các hoạt
động tôn giáo hoặc ủng hộ tự do tôn giáo. Các diễn tiến này không cho thấy việc thực thi Luật
Tự Do Tôn Giáo và Tín Ngưỡng mới, có hiệu lực vào ngày 1 tháng Giêng, 2018, bao gồm sự phê
duyệt bắt buộc, gia tăng kiểm soát của chính phủ, và trừng phạt những tổ chức, cá nhân vi phạm
mới có. Việc trước đây chính phủ Việt Nam mong muốn tham gia cùng các tổ chức quốc tế, kể
cả Hoa Kỳ, vào tự do tôn giáo và các vấn đề nhân quyền liên quan bị cản trở rất nhiều bởi sự tấn
công thô bạo vào các tổ chức và cá nhân tôn giáo trong năm 2017. Vì các vi phạm tự do tôn giáo
có hệ thống, tiếp diễn, và quá mức , USCIRF một lần nữa nhận thấy Việt Nam xứng đáng là
“quốc gia đáng quan ngại” hay CPC, theo Đạo Luật Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế (IRFA) năm
2018, quốc gia này bị đề nghị như vậy mỗi năm kể từ năm 2002.

Xem phúc trình tại đây.

thumbnail of Vietnam 2018_Vietnamese(2)