(Nguồn: desiringgod.com)

Bốn cách để làm chứng cho người vô thần

Hàng xóm xung quanh tôi không phải là người vô thần. Có người thì theo đạo Hồi, có người theo những tà giáo mới bây giờ, có người theo thuyết bất khả tri (của triết học), có người chỉ mang danh là Cơ đốc nhân, và cũng có gia đình là cơ đốc nhân Tin Lành.

Đa số những người sống ở nước Anh (nơi tôi sống) về mặt giấy tờ không phải là người vô thần (20%), thậm chí là ở Mỹ còn thấp hơn (14%). Tuy nhiên, nhiều người theo chủ nghĩa vô thần theo mặc định, trong đó không có tôn giáo nào là chỉ định 50% cho Vương quốc Anh và 23% cho Hoa Kỳ.

Nhiều Cơ đốc nhân tin kính nhận thấy điều này thật sự là thảm họa. Tôi thì có cách nhìn khác một chút. Theo tôi thì truyền giáo cho những người có tín ngưỡng thì khó hơn là những người vô thần. Và tôi muốn khích lệ hết tất cả các anh chị em không nên xem những người hàng xóm vô thần của mình như là một mối đe dọa cho đức tin của mình, nhưng những người có thể tiếp cận đó cần được biết tin tức tốt lành của Chúa Giê-xu Christ.

Để giúp đỡ các bạn, tôi xin đứa ra bốn cách để các bạn lưu ý khi gặp những người hàng xóm vô thần.

1. Tôn trọng và lắng nghe họ.

Làm thế nào chúng ta có thể yêu thương những người hàng xóm vô thần này? Tương tự vậy chúng ta phải biết yêu thương họ. Chúng ta cố gắng để hiểu họ. Chúng ta phải tôn trọng họ bởi vì người đàn ông và người phụ nữ đều được dựng nên bởi hình ảnh của Đức Chúa Trời. Chúng ta phải thể hiện lòng mến khách và giúp đỡ họ. Chúng ta phải mong muốn hiểu được họ.

“Theo tôi thì truyền giáo cho những người có tín ngưỡng thì khó hơn là những người vô thần”

Trách nhiệm đầu tiên của chúng ta là phải biết lắng nghe. Chúng ta phải hiểu về văn hóa – của những người mà chúng ta tiếp xúc – và tìm hiểu xem họ đến từ đâu. Chúng ta không thể tự cho rằng người ta sẽ hiểu được những gì mình nói, và chúng ta cũng không mong chờ để hiểu hết những gì họ nói. Điều này cũng giống như những nhà truyển giáo người Mỹ đi đến Scotland và nghĩ rằng vì tất cả đều có thể nói tiếng Anh, nên tự khắc là mọi người có thể hiểu nhau. Ngay sau đó họ nhận ra đó là sai lầm. Từ ngữ có thể giống nhau, nhưng ý nghĩa thì thường khác nhau.

2. Sẵn sàng giải thích cho “những điều chống lại đức tin” của họ.

Có rất nhiều loại người vô thần. Chúng ta không thể quy họ về chung một loại người với nhau và dùng các cách thức và câu trả lời giải thích theo tiêu chuẩn giống nhau.

Tôi gọi những người vô thần cực đoan là NFAs: (New Fundamentalist Atheists). Họ thường là những người trẻ rất dễ nóng tính mà châm ngôn của họ là “Không hề có Chúa, và tôi không thích Chúa.” Bạn dễ dàng bắt chuyện thấy họ online hơn là gặp ở ngoài hàng rào của vườn nhà. Nhưng niềm tin cơ bản của họ là những điều được chọn lọc qua các phương tiện truyền thông, ngành công nghiệp giải trí và phần lớn là từ học thuật. Niềm tin cơ bản này là gì?

  1. Chúng tôi không có đức tin. Chúng tôi chỉ là những người không tin Chúa – nhưng nếu mà bạn cho chúng tôi bằng chứng đầy đủ, chúng tôi sẽ tin.
  2. Những cơ đốc nhân như các bạn không tin vào Thần Thor, Thần Dớt, và tất cả các Thần khác ngoại trừ một Đấng. Chúng tôi chỉ nghĩ đến một Đấng xa hơn.
  3. Chúng tôi có khoa học, các bạn có đức tin – và đức tin, có nghĩa là, mù quáng.
  4. Chúng tôi có thể sống đạo đức mà không cần có Chúa. Vì vậy con người không cần có Chúa.

Bạn có thể bị cảm dỗ để nghĩ rằng bạn không cần phải trả lời cho những lời khẳng định này bởi vì không ai chiến thắng được Đấng Christ bằng cách tranh cãi. Nhưng nghĩ theo hướng khác thì các bạn có thấy được bao nhiêu người vô thần mà bạn biết được chinh phục cho Đấng Christ chỉ bằng cách làm những điều tử tế với họ? Hay là chỉ bằng việc đi nhà thờ? Hay là chỉ bằng việc đọc Kinh Thánh?

Khi làm chứng cho những người vô thần (hay bất cứ ai), thì trách nhiệm đầu tiên của chúng ta là phải biết lắng nghe.”

Không ai có thể thấy được nước Đức Chúa Trời nếu như họ không được sinh lại. Chúng ta cần có Đức Thánh Linh để dùng lời của Ngài và áp dụng lời ấy tự cáo về tội lỗi, về sự công bình và về sự phán xét. (Giăng 16:8). Ngài dùng các phương tiện, và các phương tiện này bao gồm cả con dân Ngài – những người mà biết yêu thương kẻ lân cận.

Và nếu như chúng ta thật sự yêu thương kẻ lân cận, chúng ta sẽ biết lắng nghe họ, quan tâm họ suy nghĩ gì, và cố giắng giúp họ loại bỏ đi “những điều chống đối lại đức tin” – những niềm tin mà ngăn trở họ công nhận Đấng Christ.

3. Nhìn nhận những người vô thần là người có đức tin.

Người vô thần là người tin là không có Chúa. Hơn nữa, họ tin rằng họ có khả năng xác định tuyệt đối liệu có bằng chứng khách quan hay không. Nói cách khác nhiều người trong số họ không công nhận là họ cũng có đức tin – họ tin là họ không có đức tin. Họ có niềm tin dựa vào sức mạnh lý trí của họ và chỉ tin vào những điều mà họ chứng minh được.

Thuyết vô thần dựa trên một loạt các niềm tin, hầu hết trong số đó là không thể kiểm chứng. Ví dụ như những người vô thần mà tôi từng gặp đều tin vào chủ nghĩa tự nhiên. Họ không có bằng chứng để xác minh tất cả mọi thứ đều là vật chất, họ chỉ tin rằng mọi thứ đều là vật chất.

Họ cũng tin là không (có thể là không) có sự tồn tại của Đức Chúa Trời. Một cách đơn giản để trả lời vấn đề này là họ sẽ hỏi có bằng chứng nào để họ chấp nhận.

4. Hãy thuyết phục tấm lòng của họ thông qua suy nghĩ của họ.

Tôi quan sát thấy rằng khi mà các cơ đốc nhân theo văn hóa nghĩ rằng Tin Lành cần ở họ là một loại đức tin mù quáng (chỉ cần tin) trong khi chủ nghĩa vô thần thì thiên về lý trí, kinh nghiệm thực tế, vận dụng trí óc rõ ràng. Điều này đã dẫn họ đến suy nghĩ sai lầm là cách duy nhất để “chinh phục” những người vô thần là phải đặc biệt tử tể với họ.

“Mục đích của chúng ta không phải tranh cải để chiến thắng những người vô thần, là phải cho họ thấy được ân điển và vẻ đẹp của Đấng Christ.”

Mặc dù chúng ta không nên kiêu ngạo hay hiếu chiến, nhưng cũng ko nên thừa nhận ưu ái cho chủ nghĩa vô thần – bởi vì điều đó không đúng. Người vô thần thường có trí tuệ trống rỗng. Chủ nghĩa vô thần không bị vấn đề về trí tuệ, nhưng đó là vấn đề về tấm lòng. Nhưng Chúa Giê-xu và các thánh đồ thường chỉ ra con đường để đi đến trái tim hơn là thông qua trí tuệ.

Mục đích của chúng ta không phải là tranh cải để đánh bại họ, nhưng phải cho họ thấy được ân điển và vẻ đẹp của Đấng Christ với hy vọng rằng họ có thể được cứu. Chúng ta tranh cãi với những người vô thần không phải để thắng trong cuộc tranh luận, nhưng là để Đấng Christ có được họ.

Kinh Thánh tham khảo: Giăng 1:1-5, 9-14, Luca 1:26-35, 37-38

*************************************************************

Tìm hiểu thêm về các bài viết về chủ đề Biện giáo (niềm tin biện giải):

Các câu hỏi về Chúa Jêsus

Vd: Giê-xu có phải là Nhân vật Có Thật?  Chúa Giê-xu có phải là Con đường Duy nhất đến với Thượng Đế?  Liệu Chúa Giê-xu có Tái Lâm?

Các câu hỏi về Kinh Thánh

Ví dụ: Liệu Kinh Thánh có Thật? Các sách Phúc âm có Thật?