Những nhân vật Cựu Ước Môi-se và Đa-vít có thật sự tồn tại?
Nếu bạn có thể rút Môi-se và Đa-vít ra khỏi Kinh Thánh, một phần quan trọng của lịch sử và lời dạy của Kinh Thánh sẽ là vô căn cứ.
Môi-se là tiên tri đã đưa dẫn con dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi Ê-díp-tô và sau đó viết năm sách đầu tiên của Cựu Ước (Ngũ Kinh) Ông là người quan trọng nhất trong lịch sử Do Thái.
Vào cuối thế kỷ 19, tuy nhiên, học giả phê bình người Đức tên Julius Wellhausen thuyết phục nhiều học giả rằng Môi-se không thể nào là tác giả của Ngũ Kinh, do nghệ thuật viết chữ chưa phát triển. Vì vậy, nếu Phao-lô không thật viết Ngũ Kinh, thì ông cũng không tồn tại. Và dĩ nhiên, nếu Môi-se không tồn tại, Kinh Thánh không thể đúng sự thật.
Sự hoài nghi như vậy có vẻ lô-gic cho đến khi các nhà khảo cổ khám phá bằng chứng của văn bản từ trước thời Môi-se vào thế kỷ 15 trước công nguyên. Thật vậy, các nhà khảo cổ khám phá nhiều văn bản, ví dụ như Bộ Luật Hammurabi, được viết nhiều thế kỷ trước Môi-se.
Trong tác phẩm kinh điển của mình, Lịch sử Do Thái, Paul Johnson tranh luận rằng Môi-se vượt qua sức tưởng tượng của con người.
Vua Đa-vít, tác giả của đa số cách sách Châm ngôn, là một nhân vật Kinh Thánh quan trọng khác mà những người hoài nghi cho rằng chưa từng tồn tại.
Nhưng vào năm 1993, các nhà khảo cổ tìm thấy một viên đá khắc chữ từ thế kỷ thứ chín trước công nguyên ghi “Vua Y-sơ-ra-ên” và “Vua Nhà Đa-vít”. Các học giả tin rằng “chữ khắc Tel Dan” cung cấp bằng chứng vững chắc cho sự tồn tại của Đa-vít. Hơn nữa, hai nhà khảo cổ tin rằng họ gần đây đã đào được cung điện và kho của Đa-vít, được định niên đại vào thời đại của ông.
Sự hoài nghi trong thế kỷ 19 đã chối bỏ tính lịch sử của cả Tân Ước và Cựu Ước dần dần bị xói mòn trước sự đào xới của các nhà khảo cổ. Paul Johnson cập nhật cho chúng ta về nhiều khám phá khảo cổ học khẳng định những con người, nơi chốn và sự kiện trong Cựu Ước:
Một số sự kiện trong sách Xuất Ê-díp-tô ký và Giô-suê, từng bị bác bỏ bởi những nhà phê bình Kinh Thánh rằng chủ yếu là tưởng tượng, ngày nay được chứng minh do công trình của những học giả như G. E. Wright về Schechem cổ, Kathleen Kenyon về Giê-ri-cô, J. L. về Lachish, Yigael Yadin về Hazor, James Pritchart về Gibeon, như năm trường hợp nổi bật. Khi chúng ta đến thời đại Đa-vít và Sa-lô-môn… Ngày nay có thể nhìn thấy nhiều văn bản lịch sử được chứa đựng trong các sách của Sa-mu-ên, Các vua, và Sử ký góp phần tạo nên lịch sử tuyệt vời và đáng tin cậy nhất trong mọi thế giới cổ đại, ở mức độ với tác phẩm.
Mặc dù có nhiều điều bí ẩn quanh các chi tiết trong Cựu Ước, những khám phá khảo cổ học gần đây đã bênh vực mạnh mẽ cho độ đáng tin cậy về lịch sử của sách. (Để biết thêm về độ đáng tin cậy của Cựu Ước, xem http://instituteofbiblicaldefense.com/1997/05/old-testament-reliability/ and http://bibleandarchaeology.blogspot.com/.)