Những nhà sách Cơ Đốc thường tách biệt các cuốn sách “Thần học” khỏi khu vực dành cho sách về “đời sống cơ đốc”- nếu nhà sách này có khu vực dành cho sách thần học. Điều này phần nào phản ánh cách nhiều Cơ Đốc nhân nghĩ về giáo lý và đời sống đức tin và tin kính, người ta thường xem chúng như những vấn đề riêng biệt hiếm khi kết nối với nhau. Nhưng cách sắp đặt sách cho thuận tiện của những nhà sách này không phản ánh những gì Kinh Thánh dạy về mối quan hệ giữa giáo lý và sự tin kính.  Trong Kinh Thánh, lòng tin kính Chúa xuất phát từ điều răn của Ngài.

Trong các thư tín mục vụ, Sứ đồ Phao-lô giải thích với Mục sư Ti-mô-thê rằng Hội thánh phải coi chừng những kẻ dạy giáo lý sai lệch.  Ông gọi đó là “một đạo giáo khác” (I Ti-mô-thê 1:3), “sự trái nghịch với đạo lành” (1:10), “thần lừa dối, và đạo lý của quỉ dữ” (4:1). Thực sự có những loại thần học sai lệch và nguy hiểm. Mặc dù có một số vấn đề mà các tín đồ bất đồng ý kiến nhưng không gây hại nhiều, có nhiều giáo lý lại tạo ra bông trái thực sự (tốt hay xấu) trong đời sống của những người nghe theo chúng. Chúng ta phải cẩn thận để bảo vệ bản thân khỏi bất kỳ giáo lý nào dẫn chúng ta ra khỏi lẽ thật của Chúa và từ bỏ sự tin kính. Sứ đồ Phao-lô nói trong I Ti-mô-thê 1:4 rằng giáo lý sai lệch “gây nên sự cãi lẫy” và chẳng giúp ích gì cho đức tin, thường dính dáng đến những lối sống vô đạo đức và thậm chí là sự bội đạo. Khi người ta tin theo những giáo lý này, sự sai lệch “lan ra như bệnh tật trong cơ thể“. Giáo lý của chúng ta càng sai lệch, thì đời sống tin kính của chúng ta cũng càng sai lệch hơn.

Mặt khác, Phao-lô kêu gọi chúng ta trở thành một dân tộc biết và chia sẻ thần học tốt.  Trong I Ti-mô-thê 6:3,4, ông gọi đó là “lời có ích của Đức Chúa Jêsus Christ”và “đạo lý theo sự tin kính”. Đó là những lời dạy dỗ về bản tính và công tác của Đức Chúa Trời, thực tại về tội lỗi và sự cứu rỗi, các phạm vi trong thế gian, hội thánh. Nắm vững giáo lý đúng đắn không phải là một bài tập trí tuệ đơn thuần, mà là phương tiện để chúng ta lớn lên trong đời sống thuộc linh. Phao-lô thậm chí còn nhắc đến “đạo lý theo sự tin kính” (I Ti-mô-thê 6:3). Nó củng cố sự hiểu biết của chúng ta về Chúa và do đó chúng ta sẵn sàng tin cậy Ngài, vâng lời Ngài và thờ phượng Ngài. Nắm vững giáo lý dẫn đến làm việc lành.

Chúng ta hãy xem xét một ví dụ về thần học đúng đắn và sai lệch và những tác động của chúng.

Nắm vững giáo lý cho chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời vừa có thẩm quyền vừa tốt lành (Rô-ma 8: 18-29), có nghĩa là chúng ta có thể tin cậy Ngài giữa những phiền não của chúng ta ,Ngài vừa luôn hiện diện vừa luôn quan tâm.

Giáo lý sai lệch cho chúng ta biết rằng Chúa tốt lành, nhưng không có thẩm quyền, có nghĩa là Ngài không kiểm soát tất cả mọi thứ mọi lúc. Ngài có ý định tốt nhưng không có khả năng giúp đỡ hoặc nói chung là không được quyền giải quyết trong cuộc sống của chúng ta. Một bức tranh về Chúa không khuyến khích sự cầu nguyện và lệ thuộc Ngài nhưng thất vọng, sợ hãi và cay đắng.

Giáo lý về Đức Chúa Trời dẫn đến sự tận tâm với Đức Chúa Trời. Thần học vốn là để chúng ta trải nghiệm, không chỉ để chúng ta khẳng định là đúng thôi. Nó được ban cho chúng ta để lấp đầy tấm lòng chúng ta với tình yêu kính Đức Chúa Trời, Đấng đã tạo ra chúng ta và cứu chuộc chúng ta.

Đừng cho phép bản thân rạch ròi đặt thần học và đời sống Cơ đốc nhân  lên hai “kệ sách” riêng biệt. Cả hai điều này hợp lại như một quyển sách thống nhất liên tục nuôi dưỡng đức tin của chúng ta .

Tác giả: Ioe Thorn (Lingonier Ministry)