Chúa Giê-xu có nói Đúng về sự Phục sinh của Ngài?

Lời dự đoán quan trọng thứ ba mà Chúa Giê-xu đưa ra là việc Ngài sẽ sống lại từ cõi chết sau khi bị đóng đinh. Khi nói về tuyên bố đó, học giả Kinh Thánh Wilbur Smith tranh luận:

Khi Ngài nói rằng chính Ngài sẽ sống lại từ cõi chết, ngày thứ ba sau khi Ngài chịu đóng đinh, Ngài phán một điều mà chỉ người rồ dại mới dám nói mà thôi, nếu Ngài muốn các môn đồ trung thành lâu dài – trừ phi Ngài chắc chắn rằng Ngài sẽ sống lại. Không một người sáng lập bất kỳ tôn giáo nào trong lịch sử con người thậm chí còn dám nói một điều như vậy.

Lời dự đoán của Chúa Giê-xu có thể khiến người ta xét lại tất cả những điều khác mà Ngài nói. Nếu Ngài không thật sự sống lại từ cõi chết như đã hứa, vì sao người ta lại tiếp tục tin Ngài? Tuy vậy, những môn đồ của Ngài vẫn nhiệt tình tin theo. Trong một bài viết trên New York Times, Peter Steinfels trích dẫn sự kiện đáng kinh ngạc diễn ra ba ngày sau khi Chúa Giê-xu chịu chết.

“Rất nhanh chóng sau khi Chúa chịu chết, những môn đồ của Ngài bất chợt biến đổi từ một nhóm người hèn nhất và bối rối trở thành những người với sứ điệp về Chúa Giê-xu sống động và vương quốc gần đến của Ngài, rao giảng bất chấp tính mạng, và sau này thay đổi cả đế chế. Có điều gì đó đã xảy ra. … Nhưng chính xác là gì?

Như vậy, điều gì đã xảy ra và làm thay đổi cả thế giới trong thế kỷ thứ nhất? Có bằng chứng rằng Chúa Giê-xu thật sự đã sống lại từ cõi chết không? Người hoài nghi Frank Morrison vốn bắt đầu viết một quyển sách để phản bác sự sống lại. Sau khi xem xét các bằng chứng, ông đảo ngược và viết một quyển sách khác về lý do vì sao ông tin điều đó là đúng.

Một người hoài nghi khác, Tiến sĩ Simon Greenleaf, người sáng lập Trường Luật Harvard, chế nhạo sự sống lại của Chúa Giê-xu với các sinh viên luật. Khi bị thách thức hãy điều tra thêm, Greenleaf bắt đầu áp dụng các nguyên tắc về bằng chứng nổi tiếng của ông vào trường hợp này. Sau khi đánh giá cách chi tiết các chứng cớ, ông bị thuyết phục rằng sự phục sinh thật sự đã xảy ra, chủ yếu là do sự thay đổi kỳ diệu ở các môn đồ.

Như vậy, nếu Chúa Giê-xu đã làm trọn nhiều lời tiên tri về Đấng Mê-si-a được viết hàng trăm năm trước khi Ngài giáng sinh, dự đoán đúng sự sụp đổ của Giê-ru-sa-lem, và giữ lời hứa sống lại từ cõi chết cách đáng kinh ngạc theo như những chứng cớ hiện có, liệu có lý do hợp lý nào để chúng ta nghi ngờ sự trở lại của Ngài sao?

Chúa Giê-xu Sẽ Trở lại Ở đâu?

Kinh Thánh nói về việc Chúa sẽ trở lại tại núi Ô-li-ve ở Giê-ru-sa-lem. Một số người hỏi, “Tại sao không phải là New York, London, Los Angeles hay Tokyo?” Nhưng Chúa chọn Giê-ru-sa-lem là nơi Ngài trở lại. Mặc dù Giê-ru-sa-lem thật nhỏ nhoi so với những nơi kia, nó là nơi vô cùng quan trọng với Đức Chúa Trời. Xem xét sơ lược lịch sử có thể giải thích vì sao.

Giê-ru-sa-lem là nơi (ban đầu được gọi là Mô-ri-a) Đức Chúa Trời kêu gọi Áp-ra-ham dâng tế lễ con một của mình là Y-sác. Nhưng Đức Chúa Trời đã ngăn Áp-ra-ham hiến tế Y-sác, và ban một con chiên đực thay vào đó. Thật vậy, Đức Chúa Trời chưa bao giờ dự định khiến Y-sác trở thành tế lễ; Ngài đã thử thách đức tin của Áp-ra-ham, và cho chúng ta một hình ảnh biểu tưởng của việc con Ngài chịu chết 2.000 năm sau tại Giê-ru-sa-lem, ở gần chính nơi đó.

Sa-lô-môn xây dựng Đền thờ Do Thái tại chính nơi mà Áp-ra-ham đã dâng con chiên đực thay cho Y-sác. Đó cũng chỗ đặt để Nơi Chí Thánh, căn phòng thánh nơi Đức Chúa Trời phán rằng Ngài hiện diện tại đó.

Năm trăm năm trước Đấng Christ, đã có lời tiên tri rằng người Do Thái sẽ là cư dân của Giê-ru-sa-lem khi Đấng Mê-si-a trở lại vào những ngày sau rốt. Tuy nhiên, khi Giê-ru-sa-lem bị hủy phá vào năm 70 sau công nguyên, một triệu cư dân của nó đã bị giết, và số còn lại trốn chạy để giữ mạng. Lịch sử lâu đời của Giê-ru-sa-lem như là trung tâm thờ phượng Do Thái không còn tồn tại nữa. Người Do Thái chỉ có thể mơ rằng nó được xây dựng lại trong tương lai.

Tuy nhiên, giấc mơ của người Do Thái rằng Giê-ru-sa-lem một ngày kia sẽ được xây dựng lại là dựa trên lời hức của Chúa qua tiên tri Ê-xê-chi-ên gần 600 năm trước Đấng Christ. Lời tiên tri nói về sự tản lạc của người Do Thái đến các quốc gia khác do họ không vâng lời. Theo đó, trong những ngày sau rốt, Đức Chúa Trời sẽ đưa họ trở về quê hương của mình từ những quốc gia khác. Đức Chúa Trời phán qua tiên tri Ngài: “Ta sẽ thâu lấy các ngươi khỏi giữa các dân; ta sẽ nhóm các ngươi lại từ mọi nước, và đem về trong đất riêng của các ngươi.”

Trong gần 1900 năm sau khi bị quân lính La Mã tàn phá, quốc gia Y-sơ-ra-ên không còn tồn tại, và Giê-ru-sa-lem trở thành “vùng đất không người” dưới sự chiếm đóng của ngoại bang. Sau đó, trong nửa sau thế kỷ 19, người dân Do Thái bắt đầu cư ngụ tại Palestine. Sau cuộc tàn sát chủng tộc Holocaust do Đức Quốc xã của Hitler, đông đảo người dân Do Thái di cư đến Y-sơ-ra-ên.

Vào tháng 14, 1948, giấc mơ 2.000 năm cùa người Do Thái về sự tái sinh của Y-sơ-ra-ên trở thành hiện thực, khi Hiến chương Liên Hiệp Quốc, cho họ quyền kiểm soát một phần Y-sơ-ra-ên. Tuy nhiên, trong vòng vài tiếng đồng hồ, năm toán quân Ả-rập thề sẽ hủy phá nó. Sự căng thẳng giữa Y-sơ-ra-ên và các nước láng giềng bùng nổ.

Năm 1967, quân Ai Cập, Jordan và Sy-ri-a bao vây Y-sơ-ra-ên. Báo chí giật tít, “Ai Cập Thề sẽ Hủy diệt Y-sơ-ra-ên.” Quân lính Y-sơ-ra-ên dường như tuyệt vọng trước số đông kia. Nhưng một đợt tấn công bất ngờ của Y-sơ-ra-ên hủy diệt quân thù của họ chỉ trong vòng bảy ngày. Nhiều người nói đến sự chiến thắng choáng ngợp của Y-sơ-ra-ên như một phép lạ. Sau chiến thắng chớp nhoáng của Y-sơ-ra-ên trong chiến tranh năm 1967, Giê-ru-sa-lem sau cùng cũng thuộc về Y-sơ-ra-ên, và hòa bình mà họ mong ước dường như gần đạt được. Tuy vậy, lời tiên tri rằng Y-sơ-ra-ên sẽ trở thành “hòn đá nặng” cho các dân tộc đã thành sự thật.

Sự tái sinh kỳ diệu của Y-sơ-ra-ên chuẩn bị sẵn sàng cho sự trở lại của Đấng Mê-si-a, điều này vốn đòi hỏi việc dân Do Thái cư ngụ lại Giê-ru-sa-lem. Gần sáu triệu dân Do Thái hiện sống tại vùng đất mà Đức Chúa Trời hứa ban cho Áp-ra-ham. Trong một thế kỷ, Y-sơ-ra-ên đã bùng nổ từ một quốc gia gần như không tồn tại thành một quốc gia chiếm giữ các tin nóng của thế giới.