Liệu Chúa Giê-xu có Nói Dối?
Ngay cả những nhà phê bình về Chúa Giê-xu gắt gao nhất cũng hiếm khi gọi Ngài là kẻ nói dối. Việc dán nhãn như vậy hẳn nhiên là không hợp với những lời dạy đạo đức và luân thường đạo lý cao quý của Chúa Giê-xu. Nhưng nếu Chúa Giê-xu không thật là Đấng Ngài tự xưng, chúng ta phải cân nhắc lựa chọn rằng Ngài đã cố ý lừa dối mọi người.
Một trong những tác phẩm nổi tiếng và có ảnh hưởng nhất mọi thời đại đã được viết bởi Niccolò Machiavelli năm 1532. Trong tác phẩm kinh điển, Quân vương, Machiavelli tôn cao quyền lực, sự thành công, hình tượng và hiểu qua lên trên sự trung thành, đức tin và sự thành thật. Theo Machiavelli, nói dối cũng không sao nếu nó giúp đạt được mục tiêu chính trị sau cùng.
Liệu Chúa Giê-xu có xây dựng toàn bộ chức vụ của mình trên một lời nói dối chỉ để đạt được quyền lực, danh vọng hoặc thành công? Thật vậy, những người Do Thái chống đối Chúa Giê-xu liên tục tìm cách vạch ra rằng Ngài là kẻ lừa đảo và giả dối. Họ vây quanh Ngài bằng các câu hỏi nhằm khiến Ngài va vấp và khiến Ngài tự mâu thuẫn với chính mình. Tuy nhiên Chúa Giê-xu đã đáp lại với sự nhất quán đáng lưu ý.
Câu hỏi mà chúng ta phải đối diện là: Điều gì có thể là động cơ khiến Chúa Giê-xu sống gian dối cả đời? Ngài đã dạy rằng Đức Chúa Trời chống lại sự gian dối và giả hình, như vậy Ngài không làm vậy để làm hài lòng Đức Chúa Trời. Ngài hẳng cũng không làm vậy vì lợi ích của các môn đồ, vì tất cả bọn họ chỉ trừ một người đã tử đạo thay vì chối bỏ Ngài (xem “Các Môn đồ có tin Chúa Giê-xu là Đức Chúa Trời?”). Và như vậy chúng ta chỉ còn hai cách giải thích hợp lý, cả hai đều có vấn đề.