Chúa Giê-xu có Xưng mình là Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham và Môi-se?

Chúa Giê-xu liên tục xưng danh theo nhiều cách khiến người nghe phải rối trí. Như Piper nhận định, Chúa Giê-xu có những tuyên ngôn can đảm như, “Trước khi chưa có Áp-ra-ham, đã có ta.” Ngài phán với Ma-thê và những người quanh bà, “TA LÀ sự sống lại và sự sống; kẻ nào tin ta thì sẽ sống, mặc dầu đã chết rồi.” Tương tự, Chúa Giê-xu cũng phán rằng, “TA LÀ sự sáng của thế gian,”  “Chẳng bởi ta thì không ai được đến cùng Cha”  hoặc, “TA LÀ lẽ thật.”  Những tuyên ngôn này và nhiều lời phán khác được khởi đầu bởi cụm từ chỉ danh thánh của Đức Chúa Trời , “TA LÀ” (ego eimi, cũng được dịch là “Đấng Tự Hữu Hằng Hữu”).[16] Nhưng Chúa Giê-xu đã có ý gì khi nói đến điều đó, và cụm từ “TA LÀ” có tầm quan trọng như thế nào ?

Một lần nữa, chúng ta phải trở lại với ngữ cảnh. Trong Kinh Thánh Hê-bơ-rơ, khi Môi-se hỏi danh xưng của Đức Chúa Trời ở bụi gai cháy, Ngài phán, “TA LÀ” (cũng được dịch là “Đấng Tự Hữu Hằng Hữu”) Ngài đã tỏ ra cho Môi-se biết rằng Ngài là Đức Chúa Trời một và thật, Đấng đứng ngoài thời gian và luôn hiện hữu. Thật đáng kinh ngạc, Chúa Giê-xu đã dùng những từ ngữ thánh đó để mô tả chính mình. Câu hỏi đặt ra là, “Tại sao?’

Từ thời Mô-se, không người Do Thái theo đạo nào lại xưng mình hay bất kỳ ai là “ĐẤNG TỰ HỮU HẰNG HỮU”. Do vậy, việc Chúa Giê-xu xưng mình là “Đấng Tự Hữu Hằng Hữu” khiến những nhà lãnh đạo Do Thái vô cùng tức giận. Một lần nọ, ví dụ, một số nhà lãnh đạo giải thích với Chúa Giê-xu vì sao họ tìm cách giết Ngài: “Ngươi là người, mà tự xưng là Đức Chúa Trời.”

Việc Chúa Giê-xu dùng danh xưng của Đức Chúa Trời khiến những nhà lãnh đạo Do Thái vô cùng tức giận. Điều đáng nói ở đây là các học giả Cựu Ước này biết chính xác Ngài đang nói gì – Ngài xưng mình là Đức Chúa Trời, Đấng tạo dựng vũ trụ. Chỉ tuyên bố này thôi đã đủ để bị buộc tội lộng ngôn. Rõ ràng rằng chắc chắn phải giảng giải phân đoạn này là Chúa Giê-xu tự xưng là Đức Chúa Trời, không chỉ bởi lời Ngài nói, mà còn bởi phản ứng của họ trước những lời đó.

C. S. Lewis ban đầu xem Chúa Giê-xu như một huyền thoại. Những thiên tài văn học này vốn biết rõ về các huyền thoại, kết luận rằng Chúa Giê-xu hẳn phải là một người thật. Hơn nữa, khi Lewis nghiên cứu bằng chứng về Chúa Giê-xu, ông bị thuyết phục rằng Chúa Giê-xu không chỉ là một người có thật, nhưng Ngài không giống với bất kỳ một người nào đã từng sống. Lewis viết,

“Điều thật đáng kinh ngạc là đây,’ Lewis viết: ‘Trong vòng những người Do Thái này bất thình lình có một người đàn ông tự đi ra xưng mình là Đức Chúa Trời. Ông ta cũng xưng mình có thể tha thứ tội. Ông là nói Mình luôn hiện hữu. Ông ta nói Mình sẽ trở lại để xét đoán thế gian vào những ngày sau rốt.”

Đối với Lewis, những tuyên ngôn của Chúa Giê-xu quá cấp tiến và sâu xa để có thể được thốt lên bởi một người thầy hay một lãnh đạo tôn giáo thông thường. (Để tìm hiểu sâu hơn về tuyên bố về thần tính của Chúa Giê-xu, xem “Chúa Giê-xu có Xưng mình là Thượng Đế?”.