Khoảng cách Thời gian

Không chỉ số lượng bản thảo quan trọng, nhưng khoảng cách thời gian giữa khi bản gốc được viết và ngày của bản sao cũng vậy. Trong suốt hơn một ngàn năm sao chép, không thể đoán trước một tài liệu có thể biến đổi đến độ nào-Nhưng hơn một trăm năm, thì đó là chuyện khác.

Nhà phê bình người Đức Ferdinand Christian Baur (1792–1860) từng phản bác rằng sách Phúc Âm Giăng đến năm 160 Sau Công Nguyên mới được viết; do vậy, Giăng không thể là tác giả. Điều này, nếu đúng, không chỉ làm giảm giá trị sách Giăng mà còn khiến người ta hoài nghi về cả Tân Ước nữa. Nhưng sau đó, khi người ta phát hiện một loạt các trích đoạn Tân Ước viết tay trên giấy chỉ thảo được chôn giấu ở Ai Cập, trong số đó có sách Phúc âm Giăng (cụ thể là, P52: Giăng 18:31-33) được định niên đại vào khoảng 25 năm sau khi Giăng viết bản gốc.

Metzger giải thích, “Cũng giống như Robinson Crusoe, khi nhìn thấy chỉ một dấu chân trên cát, đã kết luận rằng có một con người khác, có hai chân, cũng có mặt trên hòn đảo với ông ta, vậy thì P52 [nhãn tên của trích đoạn] chứng minh cho sự tồn tại và việc sử dụng Phúc Âm thứ Tư này trong vòng nửa đầu thế kỷ thứ hai ở một thôn quê dọc sông Nile cách xa khỏi nơi mà nó thường được viết nên (Ê-phê-sô thuộc vùng Tiểu Á).”[10] Hết khám phá này đến khám phá khác, ngành khảo cổ đã đào lên được nhiều bản sao của các phẩn chính của Tân Ước có niên đại được xác định là trong vòng 150 năm sau bản gốc.

Đa số các tài liệu cổ xưa có khoảng cách thời gian là từ 400 đến 1.400 năm. Ví dụ, Thơ văn của Aristotle được viết vào khoảng năm 343 Trước Công Nguyên, nhưng bản sao sớm nhất có niên đại được xác định là 1100 Sau Công Nguyên, với chỉ năm bản sao còn sót lại. Và dầu vậy không ai cố tìm xem Plato trong lịch sự thật ra là ai, nói rằng ông ta thật ra là lính cứu hỏa chứ không phải một triết gia.

Thật vậy, có một bản sao Kinh Thánh gần như hoàn hảo, gọi là Codex Vaticanus, được viết chỉ khoảng 250 đến 300 năm sau văn bản gốc của các sứ đồ. Bản sao Kinh Thánh hoàn chỉnh cổ xưa nhất viết bằng lối chữ hoa cổ được đặt tên, Codex Sinaiticus, hiện đang ở trong Bảo tàng Anh Quốc.

Cũng như Codex Vaticanus, nó có niên đại được xác định từ thế kỷ thứ tư. Vaticanus và Sinaiticus, trở lại với lịch sử Cơ Đốc Giáo ban đầu, cũng giống như những bản thảo Kinh Thánh cổ khác ở chỗ chúng chỉ khác nhau ở mức tối thiểu và cho chúng ta một cái nhìn tốt về nội dung của tài liệu gốc ban đầu.

Ngay cả học giả phê bình John A. T. Robinson cũng thừa nhận, “Sự phong phú của các bản thảo, và hơn hết là các khoảng thời gian sát nhau giữa khi tác phẩm được viết ra và các bản sao sớm nhất còn sót lại, khiến chúng trở nên văn kiện được chứng minh tốt nhất trong số bất kỳ văn bản cổ nào trên trên thế giới.”[12] Giáo sư luật John Warwick Montgomery khẳng định, “Việc hoài nghi văn bản có được từ các sách Tân Ước cũng có nghĩa là để cho tất vả cách văn thư cổ điển cổ chìm vào quên lãng, vì không có một tài liệu cổ xưa nào lại được chứng thực về thư mục tốt như Tân Ước.”

Điều quan trọng là đây: Nếu các bản ghi chép Tân Ước được làm ra và lưu hành rất gần với khi các sự kiện thật diễn ra, thì các mô tả về Chúa Giê-xu trong đó có nhiều khả năng là chính xác. Nhưng bằng chứng ngoại lai không phải là cách duy nhất để trả lời cho câu hỏi về độ đáng tin cậy, các học giả cũng dùng bằng chứng nội tại để trả lời cho câu hỏi này.