Mục sư A.C.Snead, Thơ-ký Mẫu-hội coi việc truyền-giáo bổn-xứ

Đầu đề lạ không? Kỳ thực, tiếng “Hãy đi” mà Đấng Christ bảo đó, há chẳng phải tự nhiên ra bởi phương pháp của lòng Chúa yêu thương đổ cho ta sao?

Sự Chúa yêu thương là một vòi nước sống chảy luôn không thôi, thường tìm đến làm phước rảy tưới khắp người thiên hạ. Vậy, “Hãy đi” là kết quả chắc chắn của sự Chúa yêu thương đầy đời ta.

Tín đồ Đấng Christ, tức người tái sanh bởi Đức Thánh Linh, vì lòng tin Đức Chúa Jêsus-Christ là Con một của Đức Chúa Trời và là Cứu Chúa có một của loài người, nên được sự sống đời đời. Sự sống ấy ra từ lòng Đức Chúa Trời, Cha hằng sống, và được tỏ cho người đời nhận-lãnh bởi Đức Chúa Jêsus-Christ, Con hằng sống, Đấng có sự sống là sự sáng của loài người. Đức Chúa Jêsus-Christ, bởi trọn đời vâng phục, bởi chịu chết chuộc tội, bởi sống lại đắc thắng, trở nên phương pháp để cho con cái loài người có thể được sống trong Đức Chúa Trời, được cứu khỏi tội lỗi, và được sống đời đơì.

Đức Chúa Trời, Đấng sai Con tỏ sự sống Ngài có loài người, đã bảo các tín đồ của Con đi khắp thế gian làm chứng về Ngài, hầu cho mọi người được nghe đạo Tin lành nhận ơn cứu rỗi.

“Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mấy mà được sự sống đời đời” (Gi. 3:16). Đức Chúa Jêsus đã yêu ta và bỏ mình vì ta, vậy bởi sự sống và sự chết, Ngài dâng cả mình để làm trọn mưu định yêu thương của Đức Chúa Trời đối với ta.

Sau sống lại, Chúa Jêsus phán cùng môn đồ: “Cha đã sai ta thể nào, ta cũng sai các ngươi thể ấy” (Gi.20:21). CÓ nhiêu lần tỏ lời Chúa bảo môn đồ -chúng ta- đó là quan trọng, nhưng có lẽ không lần nào rõ bằng Lu-ca 24:46-49:

“Ngài phán: Có lời chép rằng Đấng Christ phải chịu đau đớn dường ấy, ngày thứ ba sẽ từ kẻ chết sống lại, và người ta sẽ nhơn danh Ngài mà rao giảng cho dân các nước sự ăn năn để được tha tội, bắt đầu thừ thành Giê-ru-sa-lem. Các ngươi làm chứng về mọi việc đó; ta đây, sẽ ban cho các ngươi đều Cha đã hứa, còn về phần các ngươi, hãy đợi trong thành cho đến khi được mặc lấy quyền-phép từ trên cao.”

Trong các lời đó Chúa sánh đều quan-trọng của việc giảng Tin lành với các thiệt sự rất cốt yếu của sự Chúa làm của lễ chuộc tội trên cây thập tự và sự Ngài sống lại. Vả, vì việc lớn, kẻ nghịch thì mạnh, kết quả thì quan hệ đời đời, nên Đức Chúa Trời hứa ban Đức Thánh Linh, mà Đấng Christ đã nhờ để làm chức vụ khi ở thế gian, cho các môn đồ phải đợi để mặc lấy quyền phép ra từ Đức Chúa Trời. Mạch ơn điển nảy bởi lòng Chúa yêu thương, -tức là mạch truyền ân tứ của sự sống đời đời và mọi ơn phước của sự cứu rỗi trọn vẹn, -chỉ có thể nhờ ta, là người đã nên cái máng của Chúa dẫn ơn- điển đó cho người khác, mới vọt tới già, trẻ, trai, gái đời nay.

Hồi mấy năm trước, -khi qua xứ Công bên châu Phi để thăm Hội thánh, tôi được nhiều phước bởi một thí dụ rất cảm động. Số là, trong khi suy gẫm về Đấng Christ hi sinh chuộc tội, bỗng chốc tôi nhớ đến một vấn đề lúc còn đi học, là hễ một sức không ngăn được va đập vào vật không rúng động được, thì sẽ có sự gì xảy ra? Đó dầu là một đều vô ý thức trong vật lý học, nhưng về ơn Chúa thì là, một sự thật.

Sự Chúa yêu thương tội nhơn, là một sức không ngăn được, khi đập vào sự thánh sạch Ngài nghịch cùng tội lỗi, là vật không rúng động được, thì trái tim Chúa tan nát trong cơn đâu thương chuộc tội. Vậy, bởi lòng đó xảy ra một vòi ơn điển dẫn sự sống và cứu chuộc đến mọi người. Nguyện Chúa dùng ta thành tín đem sứ mạng sống cho cả thiên hạ.

Ta hãy nhớ: “chỉ tín đồ đời nay mới có thể chứng đạo cho người ngoài đời nay.” đức chúa Jêsus-Christ. Chiên con của Đức Chúa Trời, chịu đau thương thay người để cất tội lỗi của thế gian, không phải là sự bắt đầu của việc Chúa yêu loài người đâu, nhưng là sự bảy tỏ rất rõ, bởi ơn điển cứu rỗi, của sự Chúa yêu đời đơì. Vậy, hiện nay, người theo Chúa không cần phải khở sự làm việc mới để giúp ích cho loài người, đêm việc Đấng Christ đã làm trọn mà bày tỏ cho mọi người biết và nhận lấy.

Ta trung tín và dạn dĩ rao giảng Đấng Christ cho người khác, và chia xẻ sự mình đầy dẫy Chúa với đồng loại trong mọi chi tộc trên trái đất bao nhiêu, thì ta sẽ được độ lượng của sự cứu rỗi và ơn phước tăng lên bấy nhiêu. Trong thế giới thiêng liêng “sự cho thêm sự có!” Nghĩa là hữ cho mất đi, thì lại được thêm.

Hãy xem đại đồ xứ Pha-lê-.tin. Các dòng nước từ dẫy núi Li-ban đổ xuống biển Ga-li-lê tốt đẹp, rồi từ đó chảy qua sông Giô-đanh đổ vào Biển Chết. Phải, còn nữa, vì các sông nhánh ở phương nam xứ Ga-li-lê cũng chảy vào sống Giô-đanh

Biển Ga-li-lê có đầy sanh vật; nghề đánh cá ở đó phát đạt lắm, làng xóm trên bởi có vẻ sầm uất, và súc-vật béo tốt vì đồng nội có nhiều cỏ non.

Biển Chết thì không có sanh vật gì cả; quanh bờ bát ngát đất hoang; gọi tên như vậy, thật phải lắm, vì một vùng đó không có khí sống.

Cả hai biển đều hứng chung những nước sông đó, cớ sao khác hẳn nhau như vậy?

Ấy vì một biển thì vừa hứng vừa chảy, đem nước hứng được đổ làm phước mãi. Vậy, có chảy đi như thế mới cứ hứng được nước khác đổ vào.

Còn biển kia thì nằm nơi thấp, không chỗ chảy đi; nên nước nó, ngoài sức húp của mặt trời, vẫn cứ tụ lại, không làm phước cho ai được; ích kỷ quá, có lợi gì không?

Nguyện Chúa ban ơn cho Hội thánh Đấng Christ, khiến mọi hội viên biết nhận kỹ lẽ dạy ở trên, và vui lòng làm rạng Đấng Christ cho người khách, hầu cho cả thế gian được nghe về Cứu Chúa, Hội thánh được biệt khỏi mọi dân tộc, thì sự cuối cùng sẽ đến, tức bước vào cuộc một ngàn năm bình yên khi Đức Chúa Jêsus cai trị khắp trái đất. Ha-lê-lu-gia! Tôi tưởng Đức Chúa Trời đo lường sự thật của tiếng ta kêu: “Lạy Đức Chúa Jêsus, hãy đến, hãy đến mau chóng!” bằng sự hết lòng vâng lời Chúa phán cách trọng thể: “Hãy đi khắp thế gian, giảng Tin lành cho mọi người.”