1.- Đang làm việc đời nay, ta nên nhớ đến đời sau (II Cô 4:7-18).

2.- Ta gặp khó khăn là dịp được thêm ơn Chúa (II Cô 12:1-10).

3.-Người khiêm nhường vui lòng đổi lỗi, coi như tẩy vết áo bẩn (Gia5:).

4.-Ở trong nhà, nếu mình biết khiêm nhường, thì dầu chẳng tranh quyền, cũng sẽ được quyền (Ma 18:1-14).

5.-Vì mình cũng có lỗi, nên dễ tha lỗi cho người khác (Rô 2:1-11).

6.-Có chịu đau đớn mới được hưởng vinh hiển (Hê 5:).

7.-Nếu nay không nghe lương tâm dạy bảo bởi Đức Thanh-Linh, thì sau phải tiếng Chúa đoán phạt (Rô 8: 1-17).

8.-Muốn chức minh có giá trị, thì phải làm hết nghĩa vụ (II Cô 3:1-11).

9.-Ai yêu Chúa nhiều thì cầu nguyện nhiều, ai yếu Chúa ít thì cầu nguyện ít (Gi.14:8-21).

10.-Đời mình vui hay buồn tùy theo lòng mình buồn hay vui (Ma 12:22-37).

11.-Đối với Chúa, mình không nên có ý muốn riêng. Nếu ý muốn mình hiệp với ý muốn Chúa, thì những sự xảy đến hằng vừa ý mình (EEph. 6:1-6).

12.-Ta hãy thuận hết mọi sự với Chúa Jêsus, Thầy Tế lễ cả, dường như Ngài không biết gì về đời ta (Phil. 4:1-8).

13.-Nhiều khi Chúa giáng tai nạn để thử rèn ta, khiến cho nhận lấy phước mới (II Cô 7:8-16).

14.-Tín đồ có thể khiến mọi sự thuộc về mình, song mình chỉ nên thuộc về Đấng Christ, chớ không nên thuộc về một sự nào (Ti 6:6-16).

15.-Dầu việc nhỏ mọn mà cần phải làm, thì vứ làm đi. Nếu Chúa giao việc lớn lao cho mình, thì Ngài sẽ liệu định cho (Lu 16:10-18).

16.-Nhiều khi tín đồ làm việc nhỏ mà rất ích cho Chúa. Ngài chẳng khinh bỏ việc nhỏ của ta (Mác 12:41-44).

17.-Phải lấy lời Chúa dạy trong Kinh-thánh mà nuôi linh hồn mình, thì mới tấn tới về sự cầu nguyện (II Ti 3:14-17).

18.-Ít khi người ta chết vì làm việc, nhưng thường chết vì lo lắng. Lắm việc có ích cho thân thể; lo lắng làm hại người ta khác nào ten rét làm hư con dao (Ma 6:24-34).

19.-Hãy luôn giao thông với Chúa, mới có thể cầu nguyện xứng đáng (Ma 14:22-36).

20.-Ai rước Chúa Jêsus vào lòng, nấy đã bắt đầu nên thánh (I Phie 1:13-25).

21.-Biết yêu mến và hầu việc Chúa, ấy là tấn tới về đường nên thánh (Hê 6:1-12).

22.-Dâng cả thân mình cho Chúa, ấy là nên thánh trọn vẹn (Cô 2:1-15).

23.-Càng phạm tội, càng muốn phạm thêm (Gia 1:12-27).

24.-Tín đồ yếu đuối thường hay tìm cách trả thù cho mình (Rô 12:9-21).

25.-Muốn có quyền hơn người, phải có lòng yên lặng bới Chúa ban cho (Cô 3:15-25).

26.-Biết xưng tội mình, ấy là biết theo Chúa mà chống lại tội lỗi (II Cô 6:14-18).

27.-Thế nào là tín đồ Chúa? Là người chỉ biết theo đúng lời Ngài (Gi. 15:1-17).

28.-Hễ làm việc chi, cứ chăm vào việc ấy, thì bao giờ cũng đủ thì giờ mà làm trọn bổn phận (Phil. 3: 12-21).

*********************************************

SỰ MẮC NỢ

KINH-THÁNH nói rõ lắm rằng: Người tín đồ, hoặc Hội thánh không nên mắc nợ ai (Rô 13:8). Theo Kinh-thánh của Chúa, sự mặc nợ là tội lỗi nghịch cùng Đức Chúa Trời; vả lại, cũng dễ sanh ra nhiều tội lỗi tiếp theo nữa.

Thật có nhiều người muốn phản đối đều ấy, vè tìm cách nầy cách kia để chữa mình về sự mắc nợ. Song, nếu các tín đồ của Đức Chúa Trời thật lòng thú nhận và ăn năn tội ấy, thì ắt được được phước.

Có một nguồn hay sanh ra sự mắc nợ, ấy là sự ham muốn. Ông thánh Phao-lô đã từng trải sự thiếu thốn về vật chất (Phil. 4-12). Dầu vậy, ông vui lòng chịu sự thiếu thốn, chẳng bao giờ chịu mắc nợ, Sự mắc nợ đó hay dãn dắt người ra vào các thứ tội lỗi khác (I Ti 6:8).

Vì con cái Chúa thiếu sự vâng lời, thành ra ăn cắp của Chúa mà không dâng đủ phần Mười (Mal. 3:8). Ấy là phạm tội tham lam. Tham lam chẳng khác gì thời hình tượng (Cô 3:5).

Nhiều người tín đồ hay mắc nợ, nên việc Hội-thánh, hoặc ở bổn xứ, hoặc ở ngoại quốc, phải thiếu thốn. Lại vì cớ đó, Hội thánh thường mắc nợ nữa.

Dầu nhiều tín đồ ăn cắp của Chúa, nhưng Hội thánh cũng đừng nên vì cớ ấy mà mắc nợ. Nếu Hội thánh mắc nợ, thì cũng không thể đổ tội vì tín đồ không dâng tiền được.

Bởi tín đồ không dâng phần mười cho Chúa, nên danh Đức Chúa Trời không được tỏ ra; mà lại, chính gương của người tín đồ ấy trở nên mù mịt. Vì vậy, thiên hạ không thấy Đức Chúa Trời là Đấng hằng sống có quyền phép và sẵn lòng làm cho đầy đủ mọi sự cần dùng của con cái Ngài. Trái lại, người ta tưởng Ngài không có quyền phép gìn giữ con cái ngài khỏi sự khổ nghiệt.

Nay, trong vòng tín đồ, có ông Muller và mấy ông khác hay được nghiệm rằng: Chúa vẫn giữ lời hứa với mình. Vì họ hết lòng vâng lời Ngài, không dám mắc nợ, để danh Ngài được tôn vinh; nên Ngài cũng ban cho được đầy đủ mọi sự. Tiếc thay! có nhiều tín đồ, hoặc Chi hội Chúa, không suy nghĩ về danh Ngài đối với sự mắc nợ. Ấy vì lương tâm họ chưa được sáng, haowjc không chịu nghe.

Sự mắc nợ dễ sanh ra những ý quanh co. Vì lương tâm không cắn rứt về tội ấy, nên họ không nghĩ đến lẽ ích mình thiệt người là không nên. Nếu tín đồ trả sạch nợm thì nhiều người tội lỗi sẽ cảm động, mà kính mến Chúa.

Tại một hội đồng kia, có người giảng về sự trả nợ. Cách hai ngày sau, nhà giây thép trong tỉnh đó không còn một tờ mandat nào, phải đi lấy thêm mandat. Ấy vì những người tín đồ nghe giảng chịu cảm động, biết nợ là tội, nên họ lo trả nợ may như vậy. Tín đồ nào cưng mình là thánh sạch ấy không hiệp với Kinh-thánh, vì Kinh-thánh dạy mắc nợ là tội.

Công nợ dễ xui chúng ta dùng của cải cách trái phép. Ai mắc nợ thì hay dùng phần mười của Chúa về việc riêng mình, mà Chi hội ấy chắc thiếu tiền tiêu. Đều đó cũng làm hại cho sự giảng đạo ở ngoài quốc nữa. Có khi Chi hội quyên tiền về việc nọ, lại đem trả co sự nợ kia. Họ tưởng rằng, sau khi hết nợ, sẽ dâng nhiều thêm về các việc nhơn đức đó. Thế thì, công nợ há chẳng khiến cho con cái Chúa trở nên cứng lòng và giả trá lắm sao?

Có người chữa mình rằng: Chúng tôi cần phải lo việc Hội Thánh, nên không thể tránh khỏi nợ được, Tuy vậy, Chúa không ép chúng tôi phạm tội.

Lúc xây đền tạm ở nơi sa mạc, và laaoj nhà thờ tại thành Giê-ru-sa-lem, người ta không chịu cầm nhà thờ để mượn tiền. Nếu người Giu-đa có mắc nợ mà xây đền thờ, thì không khi nào chép rằng: “Sự vinh hiển của Đức Giê-hô-va đầy rẫy đền-tạm.” (Xuất 40:34).

Nếu xây đền thờ để đẹp mặt Đức Chúa Trời, thì chúng ta đừng kể đến sự ưa thích của loài người. Nhà thờ nào được lập nên do ý Chúa, ắt sẽ được Ngài ban cho đủ tiền làm xong.

Công nợ và cực khổ, hai cái thường liên lạc với nhau (I Sa 22:2). Kẻ ngay lành lấy lòng gớm ghê, vì mắc nợ không theo ý-muốn của Chúa. Sự mắc nợ sanh ra nhiều nỗi lo lắng, tức là tội lỗi. Ai lo lắng nhiều về tài chính. thì chắc thiếu mất thì giờ để khuyên dạy người ta theo Chúa. Nên để mấy chấp sự lo về tài chính, còn mục sư thầy giảng nên chuyên tâm về sự cầu nguyện và giảng dạy Kinh thánh (Sứ :2-4). Tại công nợ, nên nhiều tín đồ ngày nay quá lo về tiền bạc mà thiếu sự cầu nguyện và giảng dạy.

Các người tín đồ thường nhận rằng: Khỏi nợ là tốt, nhưng ít người nhận nợ là tội, mà xưng ra, mà ăn năn, mà bỏ hẳn. Ấy là Kinh thánh dạy để ai cả gan làm theo, thì người ấy được cứu thoát.

Chúng ta chớ lấy sự trả nợ cho khỏi mất lãi và được dễ chịu làm mục đích. Nhưng hãy lo trả nợ cho khỏi mang tiếng không vâng lời mà làm ô danh Chúa làm mục đích, thì mới tỏ danh Chúa là Đấng gin giữ mình chẳng thiếu thốn gì. – Bà R.M.J. lược thuật theo báo “The Alliance Weekly.”

********************************************