MỤC SƯ ĐOÀN-VĂN-KHÁNH, TAM-KỲ, TRUNG-KỲ
HỘI-THÁNH bổn xứ ngày nay khác nào một nước mới mở, chưa có lịch sử vẻ vang, nền tảng chắc chắn. Nói cho đúng, hãy còn đứng vào thời kỳ ấy trĩ, chi thể ít, sức lực kém; nếu không gìn giữ, khó khỏi té nhào!
Anh em ơi, tuy ta được sống dưới tay ân điển quyền năng của Chúa, có Mẫu hội dìu dắc chở che, song Hội thánh phải lớn lên, phải sanh trái, chớ không thể dừng bước đứng im được. Hết thảy tín đồ hay nên ôm chung hi vọng: ngày kia, ta sẽ một mình đứng vững. Có thể soi gương Hội thánh đầu tiên: “Hội thánh… được hưởng sự bình an, gây dựng và đi trong đường kính sợ Chúa, lại nhờ Đức Thánh Linh vừa giúp, thì số của Hội được thêm lên” (Sứ 9:31). Vậy, muốn tiến lên, phải nhờ Đức Thánh Linh của Đáng “cùng làm với môn đồ, và lấy các phép lạ cặp theo lời giảng, mà làm cho vững đạo” (Mác 16:20).
Tương lại Hội thánh Bổn xứ ra sao, chưa thể đoán trước được. Hiện nay ta còn ấu trĩ, phải sống bằng đức tin, phải ăn những chất mềm lỏng, phải cần người cầm tay dắc đi. Song, ta phải rèn tập lần lần, hầu cho thân thể ngày một lớn lên, sức lực ngày một mạnh mẽ.
Hội thánh chẳng những chỉ có bổn phẩn rao truyền đạo Chúa, giảng dạy Kinh thánh, dắc người tin đạo thôi đâu, lại phải đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau, khiến mau tấn tới nữa. Lại thử xem Hội thánh đầu tiên, nhằm đời các sứ đồ: giúp nhau khỏi đói, khỏi khát, khỏi rách, khỏi khổ. Thế là họ tỏ ra sự hiệp một và tình yêu thương trong Chúa. Bởi một Đấng có muôn vật, vậy muôn vật há chẳng vì một Đấng mà hiệp lại để thờ phượng, ca tụng Chúa đời đời sao?
Đành rằng Hội thánh phải lớn, làm “người thành nhơn,”nhưng vì hoành cảnh khó khăn, tình hình trái ngượ, cây còn non, đã gặp nắng mữa dầu dãi, hoa mới nở, vội kinh sương tuyết pha phôi, cho nên bước đường ta đi không khỏi chậm trễ! Dầu sao mặc lòng, bao giờ ta cũng phải nhờ Chúa để thắng hết những nỗi thử rèn khốn khó.
Đã nhắm mục đích mà chạy, vậy xin hỏi: Trong khi trời lở đất long, mưa to gió dữ, ai là Tận trung? ai là Dị thiên? ai là Thần đồ? ai là Để mã?…
chao ôi! tôi chỉ hỏi qua để anh em hãy tự xét mình, chớ không dám xét đoán ai cả. Hãy coi lịch sử Hội thánh, biết bao những bậc tử đạo như Justin Martyr, Polycarpe, Etienne, vân vân, đều là tấm gương sáng chói. Số người tử đạo càng đông, đạo Chúa càng thêm vững chắc, “vì huyết của những kẻ tử đạo là hột giống của đạo Tin lành.” Ngót hai ngàn năm tới nay, khắp trong thế giới, bao người hi sinh vì đạo, khiến cho danh Chúa Jêsus-Christ lừng lẫy tỏ rạng như vừng hồng mới ló ở phương đông. Coi vậy, ta há chẳng nên mạnh bạo tiến bước? Kìa, Chúa có phán: Äi vì cớ ta mất sự sống, thì sẽ cứu”(Lu 9:24). Còn những kẻ ham miếng phồn hoa, say mùi phú quí, sợ oai thế lực của thế gian, thường hay chối Chúa trong cơn khó khăn hoạn nạn! “Khi mặt trời mọc lên, thì bị đốt, và vì không có rễ, nên phải héo”(Ma 13:6). Than ôi! họ “gioongs như mây buổi sáng, như móc tan ra vừa lúc sớm mai”(Ô-sê 6:4). Thấy người gẫm ta, trông sau ngó trước, biết mình thuộc hạng người nào?
Vẻ vang thay, những người tận tâm cầu đạo! thơm tho thay, những bậc hi sinh vì Chúa! Có câu hát rằng: “Xưa các anh thế nào, nay chúng tôi như thế; nay các anh thế nào, sau chúng tôi như thế.”Chúng ta là tín đồ, hãy ghi hớ lấy câu hát bình dị mà hùng hồn đó.
Ta đã dâng mình cho Chúa trong mọi sự, phải nên hết lòng hết sức mà lo tự lập. Trong chữ “tự lập” có gồm ý nghĩa đứng vững; đã đứng vững, thì ắt không nao-núng vì hoạn nạn. Khi ta đã cùng Đức Chúa Jêsus-Christ chết về tội lỗi, cái thân hay hư nát nầy đã hoá nên người mới, đứng vào địa vị sáng-láng, mặc lấy cái thể không hay hư nát, thì ta có thể thắng được hết sự ngăn trở, bước lên cái bậc trưởng thành, đứng vững mà không sa ngã. Hẫy cứ tấn tới, ta sẽ hái được trái ngọt hoa thơm. “Tạ ơn Đức Chúa Trời đã cho chúng ta sự thắng, nhớ Đức Chúa Jêsus-Christ chúng ta.”Vậy, hỡi anh em yêu dấu của tôi, hãy vững vàng, chớ rúng động, hãy làm công việc Chúa cách dư dật luôn, vì biết rằng “công khó của anh em đối với CHúa chẳng phải là vô ích đâu”(ICô 15:57,58).
********************************************************
KÌA, CHIÊN CON…!
Kìa, Chiên Con của Đức Chúa Trời, là Đấng cất tội lỗi của
thế gian đi (Giăng 1:29)
NGƯỜI ta trông đợi một Vua, là chiến sĩ có thể cứu họ khỏi ách nước Rô-ma; thật dường không ai trông đợi Chiên Con Đức Chúa Trời. Ma-thi-ơ mở đầu tả Vua của dân Giu-đa; Mác tả Thở cả làm mẫu, kiên nhẫn qua xứ Ga-li-lê giảng đạo mới lạ; Lu-ca tả Trẻ thánh nằm trong máng cỏ; Giăng tả Chiên Con Đức Chúa Trời.
Bên Tây có một nhà thờ rực rỡ, trên cửa đắp hình chiên con. Hỏi ra, mới biết khi đang xây-cất, có một thợ từ mái ngã xuống, tưởng chết. Nhưng may thợ đó rớt trên con chiên đang đứng bên nàh thờ, nên khỏi té xuống đất rắn. Chiên đó bị đè chết, thợ kia được vô sự. Bởi vậy, dưới hàng chữ: “Kìa, Chiên Con của Đức Chúa Trời,” có đắp hình đó. Ấy là nghĩa trước nhứt gợi trí người mới vào nhà thờ; cũng là ý trước nhứt trong trí Giăng dùng mở đầu sách mình; lại là điều trước nhứ mà người chứng kiến của Chúa đó muốn thế gian và Hội thánh hiểu biết về Chúa Jêsus: Đấng đến để chịu đau, chịu chế, và nhứ là chịu làm hi sinh chuộc tội thiên hạ.
Kế đó ít nhiều, ta thấy Giăng lấy chuyện treo con rắn nơi đồng vắng làm hình bóng để cảm về Đấng Christ: “Con người cũng phải bị treo lên đường ấy, hầu cho hễ ai tin đến Ngài đều được sống đời đời.”Cách vài đoạn nữa, thấy chính Đức Chúa Jêsus khéo thí dụ về hột giống lúa mì phải gieo xuống đất mà chết, thì mới được nhiều kết quả; bằng chẳng, ắt cứ ở một mình: “Còn ta, khi ta đã treo lên khỏi đất, ta sẽ kéo mọi người đến cùng ta.”
Đến thơ của Giăng, ta thấy trong các câu đều cũng có ý đó. “Chính Ngài làm của lễ chuộc tội lỗi cả thế gian nữa,”và “huyết của Đức Chúa Jêsus, Con Ngài, làm sạch mọi tội chúng ta.” Đầu sách Khải huyền, lại thấy: “Đấng yêu thương chúng ta, đã lấy huyết mình rửa sạch tội lỗi chúng ta.” Lại, chính giữa sân khấu bày cảnh thế giới binh hiển, có: “Một Chiên Con… như đã bị chết,” Chiên COn đó có quyền mở các ấn, cầm các chìa khoá, cai trị mọi sự xảy ra trong lúc thời kỳ này qua đi và Đức Chúa Cha đang đặt cảnh vinh hiển một ngàn năm. Ấy chính Chiên Con đó cai trị dưới đất trên trời. Vậy, ta thấy thập tự giá Đấng Christ đứng đầu các sách Giăng và sách Khải huyền Tân ước.
Lúc đó, chắc Giăng nhớ đến một hình bóng rất quan trọng trong Cực ước, Ê-sai 53: “Như chiên con bị dắt đến hàng làm thịt, như chiên con ở trước mặt kẻ hớt lông. Người chẳng từng mở miệng.” bèn đem ý nghĩa mà dạy thế gian trông đợi. Chắc Giăng lại nhớ một hình bóng khác, rất dễ cảm, rất rõ rệt, chép trong các sách Môi-se: một con dê bị dắt riêng ra nơi vắng sau khi dân chúng đã nhận tay trên đầu nó mà xưng tội mình. Tại nơi vắng đó, giữa sa mạc nắng nóng, xung quanh có rắn và rừng rậm, không nước uống, không lương ăn, không chuồng ở, không bạn hữu, con dê ấy phải chết để cất tội lỗi dân chúng vào xứ không người. Vậy, của lễ dâng cho Đức Chúa Trời, Đấng chịu đau chuộc tội, Đấng chết thay người, là ý chính của mọi bức tranh mà Giăng vẽ Cứu Chúa giáng thế.
Giăng nói câu gốc nầy: “Kìa, Chiên Con của Đức Chúa Trời,” nhằm sau lúc Đấng Christ đã chịu phép báp-têm, lên khỏi mặt nước sông Giô-đanh. Phép báp-têm của Chúa cũng chỉ bóng sự Ngài chết và sống lại. Nếu chưa biết sự đó, thì chưa hiểu ý nghĩa thật của phép báp-têm: không phải chỉ bóng về sự rửa tội, nhưng về sự chết. Chúa xuống nước dường như bị chôn trong mả. Chúa đem tội lỗi thiên hạ chôn theo mình, và để trong mả không đáy. Khi sống lại, lên khỏi mả đá Ngài không mắc tội lỗi nữa. Trong khi làm phép báp-têm, Giăng thấy mọi ý nghĩa đó, bèn la lên rằng: “Đấng cất tội lỗi của thế gian đi.” Vậy, khi ta bắt chước Chúa mà chịu phép báp-têm, có ý là chôn tánh cũ và tội mình trong mả Chúa, rồi ra khỏi đó, như người được dựng nên mới trong Chúa Jêsus.
Giăng thấy phép đó có ý càng rộng hơn nữa. “Cất tội lỗi của thế gian đi,” tiếng tội lỗi đó, theo nguyên văn, là số một, chớ không phải số nhiều. Vậy, Chúa chẳng nhưngx tha thứ những tội vi phạm, mà lại lo huỷ phá nguồn gốc tội lỗi khiến mình vấp phạm: lòng gian ác, tánh xấu xa trong mình.
“Cất tội lỗi của thế gian đi,”Không những tội lỗi của tôi và độc giả thôi đâu, nhưng còn rộng hơn, quí hơn nữa, là tội lỗi của cả thiên hạ. “Chính Ngài làm của lễ chuộc tội lỗi…… cả thế gian.” Anh em ơi! một Cứu Chúa như vậy, một công cuộc cứu rỗi như vậy, một gái cao như vậy, -nếu huyết chúa đã lay hồn ta,- thì ta há chẳng nên đồn huyết linh nghiệm đó ra cho mọi người cần dùng sao? Ta đã được chuộc, hãy vui đi ra truyền, khiên mọi con cái tội lỗi của A-đam được hưởng chung gia tài bằng Đấng cứu chuộc đó. A.B Simpson.
—————-
Trong Xa-cha-ri đoạn tám, có chép lời tiên tri rõ ràng về những ngày cuối cùng, khi dân Giu-đa sẽ từ giữa các dân tộc trở về xứ mình để lập lại nền nhà của Chúa tị thành Giê-ru-sa-lem (8:7-9)
Đoạn đó lại có chép: “Trước những ngày đó, chẳng có tiền công cho người ta, cũng chẳng có tiền công cho thú vật; và vì cớ kẻ cừu địch, thì chẳng có sự bình an cho kẻ ra người vào; vì ra đã khiến mọi người ai nấy nghịch cùng kẻ lân cận mình”(8:10). Những lời đó há chẳng được ứng nghiệm đời này sao? Vị kinh tế quẫn bách, thợ-thuyền thất nghiệp, đến nỗi đâu đâu cũng kêu khốn khổ! II Ti-mô-thê 3:1 có lời tiên tri như vầy: “Hãy biết rằng trong ngày sau rốt sẽ có thời kỳ khó khăn.”
Mới có tin rằng trong trường thần đạo của dân Giu-đa tại thành Giê-ru-sa-lem, các thầy giáo đang học thể lệ về sự lập lại đền thờ. Theo như các sách do trươgf đó xuất bản, thấy có nói rằng: “Sau sẽ đến ngày đền thờ được xây lại, và làm các lễ như xưa lần nữa. Đền thờ đó sẽ đứng làm cớ cho vinh quang oai nghi của dân Y-sơ-ra-ên, và làm ngọn đuốc soi cả thế giới.” Cũng có người nói các vật liệu để xây đền thờ mới hiện đang sửa soạn, và nhiều nhựt trình cũng nói rằng dân Giu-đa ở Giê-ru-sa-lem đã làm đơn xin Hội Vạn Quốc để riêng một phần đất của đền thờ cũ cho mình.