Cuộc sống vội vã của chúng ta những ngày này không giúp chúng ta gây dựng những đức tin vốn gắn liền với sự tin kính. Bạn có nhớ bài thánh ca cổ mà chúng ta đã hát trong nhà thờ nhiều năm trước không? “Hãy dành thời gian nên thánh, nói chuyện với Chúa của bạn, luôn luôn ở trong Ngài và ăn nuốt Lời Ngài …. Hãy dành thời gian nên thánh, thế gian sẽ bị đẩy xa. “
Chúng ta đọc những lời đó, tin và thậm chí sẽ bảo vệ chúng, nhưng chúng ta thở dài khi chúng ta thú nhận rằng những lỗi lầm này thật chẳng xa lạ gì với chúng ta. Ý tưởng dành thời gian “để nên thánh” mà ông bà chúng ta từng làm có vẻ khá lạc hậu.
Vậy điều này có nghĩa là chúng ta không thể nên thánh? Lối sống đô thị buộc chúng ta phải từ bỏ sự tin kính? Chúng ta phải trở về thời kỳ “ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên” để sống đời sống tin kính chăng?
Rõ ràng, câu trả lời là không. Nếu sự tin kính được liên kết với một nền văn hóa nhất định hoặc thời đại cổ xưa, thì thật không may cho phần lớn chúng ta ! Mặc dù chúng ta có thể ưa thích một lối sống chậm và ít áp lực hơn, Đức Chúa Trời không kêu gọi tất cả mọi người có một vai trò hoặc vị trí như vậy.
Điều này đưa chúng ta đến một câu hỏi mấu chốt mà tôi hiếm khi thấy được đặt ra ngày nay: Chính xác thì nó có nghĩa là gì. . . việc sống tin kính?
Không được nhầm lẫn sự tin kính với vẻ ngoài của một người (dù chúng ta khó mà vượt qua điều đó) hoặc người đó lái xe hiệu gì hoặc sở hữu tài sản thế nào. Chúng ta khó có thể tránh khỏi những suy nghĩ đố kị và phê phán, điều bắt buộc là chúng ta phải tự nhắc nhở mình rằng “Đức Chúa Trời nhìn vào tấm lòng” (I Sa-mu-ên 16:7); do đó, bất cứ chúng ta định nghĩa về sự tin kính ra sao, cũng không thể nói cách hời hợt.
Sự tin kính là một điều gì đó bên dưới bề mặt của một đời sống, sâu thẳm trong thái độ. . . một thái độ đối với chính Đức Chúa Trời.
Càng nghĩ lâu về điều này, tôi càng tin rằng một người tin kính là một người có tấm lòng nhạy cảm với Đức Chúa Trời, một người coi trọng Chúa. Điều này thể hiện rất rõ ràng trong hành động: Người tin kính khao khát Chúa. Theo lời của tác giả thi thiên, người tin kính có linh hồn “mơ ước” Đức Chúa Trời hằng sống (Thi thiên 42:1-2). Điều quan trọng là sự khao khát bên trong của mỗi cá nhân muốn được biết Chúa, lắng nghe Ngài và bước đi cách khiêm nhường với Ngài.
Những người tin kính có thái độ sẵn sàng phục tùng ý muốn và đường lối của Chúa. Bất cứ điều gì Ngài phán, cũng làm theo. Và bất cứ điều gì cần thực hiện điều Chúa phán là điều mà người tin kính mong muốn làm.
Linh hồn “mơ ước” và “thèm khát” Đức Chúa Trời.