“Praise God from whom all blessings flow”

Các đại học ở Anh Quốc mang nhiều sắc thái lạ lùng. Giáo hội La Mã và giáo hội Anh quốc ở đó cũng vậy. Một hôm, khi bài cầu nguyện mẫu được đọc lên ở đại học Oxford, vị phó viện trưởng đã ngồi phịch xuống ghế, đội mũ lên đầu. Cậu học sinh Thomas Ken có mặt nơi đó thầm nghĩ : “Không thể như thế được”.

Ken được nuôi dưỡng trong cô nhi viện Winchester rồi vào đại học Oxford. Học xong ông trở lại Winschester là tuyên úy.

Để khuyến khích sự thờ phượng Ken viết một quyển sách mang tựa đề “Cầu nguyện chỉ nam”. Trong sách Ken khuyên các em cô nhi :

“Chúng ta nhớ hát lúc sáng sớm cũng như lúc tối khuya”. Đó là vào năm 1667, đến năm 1674 Ken đưa vào sách của mình 3 thánh ca.

“Thánh ca buổi sáng” của ông bắt đầu như sau :

Linh hồn ơi,

Hãy tỉnh thức với mặt trời

Trong bổn phận,

Ta trổi dậy tươi mới

Sống hy sinh.

Gương chiếu sáng rạng ngời.

Tiếp đến là 13 điệp khúc. Điệp khúc sau cùng có lời như sau

Tôn vinh chân thần nguồn ơn vô đối,

Dưới đất chúng sinh ngợi Chúa khắp nơi,

Trời cao cũng chung khen ngợi Ba Ngôi.

Chúa cha và Con với linh muôn đời.

“Thánh ca buổi tối” của Ken bắt đầu với những lời như sau :

Vinh hiển thuộc Chúa tôi trong

Ơn phước thuộc Chúa tôi trong ánh sáng

Thánh ca buổi tối kết thúc giống như Thánh ca buổi sáng : “Tôn vinh chân thần….”

Trước tiên, nhạc được phổ cho Thi Thiên 134 vào năm 1551. Sau đó nhạc này được phổ cho Thi Thiên 100. Kể từ đó Thánh ca này có hầu hết trong các sách Thánh ca.

Sau nhiều triều đại, sau nhiều thăng trầm, được làm giám mục cho hoàng đế rồi lại phải bị tù vì hoàng đế khác, cuối cùng Ken qua đời với cây tứ huyền cầm xưa và con ngựa già. Theo lời yêu cầu, ông được 6 người nghèo nhất trong miền đưa đám.