“Fairest Lord Jesus”
“ Ôi, Giê Xu đẹp thay! Ôi, vua thiên nhiên giới nay! Con Đấng chí tôn cũng con loài người, tôi chỉ yêu Ngài thôi, duy Chúa tôi sùng tôn, xem như kim mão vinh cho linh hồn.”
Những câu ca dao là những lời thơ của giới bình dân, không cầu kỳ sáo rổng, họ suy nghĩ thế nào thì nói lên như vậy. Đặc biệt là ca dao luôn nói lên kinh nghiệm của con người và thiên nhiên như ca dao Việt Nam: “Lạy trời mưa xuống, lấy nước tôi uống, lấy ruộng tôi cày, lấy bát cơm đầy, lấy khúc cá kho.” Những lời ca dao thường ít ai biết được xuất xứ. Thánh ca này cũng vậy, chưa có ai xác định được tên tác giả. Không ai biết tên tác giả, người ta chỉ biết tên nhà xuất bản. Tuy vậy Thánh ca này lại được nhiều người quan tâm đến.
Có người kể lại là Thánh ca này đã được những hiệp sĩ hát trong cuộc hành hương đất thánh vào thời kỳ viễn chinh của Thập tự quân. Kể từ đó Thánh ca này có tên là Thập tự quân ca, và ra mắt lần đầu tiên trong cuốn Muensterisch Gesangbuchn xuất bản tại Muenster, Westphalia, 1677 với lời của ủy ban giáo dục, Giáo hội Công giáo. Thánh ca này có 6 đoạn, và ít được sử dụng cho đến khi một âm điệu mới được đặt ra cho nó tại Silesia sau hơn 100 năm.
Âm điệu này là của hai nhạc sĩ và học giả chuyên sưu tầm dân ca. August Hienrich Hoffman von Fallersleben, vừa là thi nhân vừa là xuất bản và Ernst Friedrich Richter, Giám đốc trường âm nhạc nổi tiếng của Hội thánh St Thomas Lutheran tại Leipzig, đã cùng nhau đi đến Silesia… Nơi đó họ đã thưởng thức dân ca trong nhiều tháng. Họ vừa nghe hát vừa viết nhạc.
Tại Silesia hai người này đã kêu gọi sự giúp đỡ của dân chúng trong mọi phạm vi sinh hoạt. Sự giúp đỡ đã đến từ chủ nhân các xưởng chế tạo, từ nhạc sĩ, từ các nhà quí tộc cũng như những người ở miền quê. Hàng trăm tác phẩm viết tay được gửi đến hay đem đến cho họ, nhưng phần lớn đó là những bài thơ ngâm vịnh khẩu truyền.
Dân ca chọn lọc của Richter và Fallersleben được xuất bản trong cuốn Schlesische Volkslieder, phát hành tại Leipzig năm 1842. Trong cuốn sách Thánh ca này mang tên Schonster herr Jesus. Ngoài các sự thay đổi trong nguyên bản của Thánh ca, đoạn thứ 6 đã bị bỏ sót. Âm điệu của Thánh ca không có tên chi hết nhưng hình như đã được chép ra trong một lãnh địa nhỏ của bá tước Glatz Richter, có lẽ ông đã chịu ảnh hưởng nhiều bởi tài năng âm nhạc của dân chúng Selisia ; âm điệu của họ thật đơn giản và tiếng hát của họ đẹp đến nỗi không thể nào diễn tả được.
Bản dịch Anh văn đầu tiên của Thánh ca Giê Xu đẹp thay ra mắt tại Hoa Kỳ năm 1850, với ca đội của Richard Storrs Willis. Bác sĩ Willis sau này có viết cho John Julian biết ông không thể nhớ lại đã nhận được Thánh ca này tại đâu. Trong khi cuốn Schlesische Volkslieder được xuất bản năm 1842, Willis sống tại Đức và sau đó sống lại Leipzig mấy năm nữa để nghiên cứu với Hauphmann. Khi trở lại Hoa Kỳ, ông dạy Đức ngữ tại Viện Đại học Yale trong một khoảng thời gian ngắn trước khi ông vào làng báo và làm chủ bút của những loại sách âm nhạc, Ông cũng là tác giả của một số ca khúc như bài hát vui quen thuộc mang tên “It came upon the Midnight clear”.