Ở đời, bất cứ già trẻ, ai cũng vậy nhà cho mình….Nhà đó gọi là tánh-nết. Mỗi việc ta làm dường như hòn gạch dùng xây nhà đó. Nếu ta hằng ngày cẩn-thận, làm những việc tinh-sạch, đứng-đắn, ngay-thẳng để xây nhà đó, thì khi qua đời, sẽ có một tòa nhà đẹp-đẽ được Chúa và người khen-ngợi. Dầu vậy, tầu thủng một chỗ cũng đủ đắm-chìm, xích hỏng một vòng khó khỏi đứt gẫy, một việc hèn-mạt, một lời dối-trá đủ khiến trên tánh-nết ta có một vết dơ và ảnh-hưởng xấu còn mãi đời đời. Vậy nên hằng ngày ta phải để ý ăn-ở cho xứng-đángm thì đời cũng xứng-đáng. Tục-ngữ bên Tây có câu: “Gieo một ý-tưởng, gặt một công-việc, gieo một công-việc, gặt một thói quen; gieo một thói-quen, gặt một tánh-nết; gieo một tánh-nết, gặt một số-phận.” Lời đó thật có ý-vị lắm!

Tri-thức ta có bao nhiêu tài-năng, tức có bấy nhiều thợ xây tánh-nết. Ngày chứa tháng dồn, mỗi việc ta làm đều giúp cho tánh-nết càng thêm tăng-tiến, khác nào nay xây một tầng, mai cất một lớp, lâu ngày thành ra tòa nhà đồ-sộ nguy-nga mà mình không biết. Cái nhà tánh-nết đó còn lại mãi mãi, nên Kinh-thánh dạy ta phải biết cách xây-cất thế nào và xem-xét nền-tảng có vững hay không. “Chẳng ai có thể lập một nền khác ngoài nền đã lập, là Đức Chúa Jêsus-Christ” (I Cô-r.3;11). Ta lo xây nhà, chẳng pohair để được ngợi-khen trong đời tạm nầy, những để nhà đó sẽ có giá-trị khi ta ứng-hầu trước mặt Đức Chúa Trời, tức là lúc mọi ý-ưởng sâu-nhiệm trong lòng ta sẽ lộ ra. “Ví bằng công-việc của ai xây trên nền được còn lại, thì thợ đó sẽ lành phần thưởng mình” (I Cô-r. 3:14).

Trí-thức là bởi ơn Chúa ban cho, nhưng tánh-nết thì tự ta nhờ Chuacs mà làm lấy. Cần phải tập-luyện, khiến cho tài-năng trí-thức càng thêm giá-trị. Tài-năng ấy khác nào một nắm hột giống, nếu không gieo, không trồng, không bón-tưới, thì sao hay nảy-nở mà có quả ngọt hoa thơm? Trí-thức không phải là tánh-nết, cũng như mầm không phải là cây, hột vải không phải là cây vải vậy. Chúa ban tri-thức khiến người làm thành tánh-nết. Trí-thức là vườn, tánh-nết là quả; trí-thức là giấy trắng, tánh-nết là quả; trí-thức là giấy trắng, tánh-nết là chữ viết; trí-thức là bản chì, tánh-nết là nét khắc. Trí-thức là cửa hàng,tánh-nết là lời-lãi buôn bán. Muốn đắt hàng, phải bằng lòng bán nhiều mà ăn lãi ít; muốn tánh-nết cao-thượng, phải cố sức làm nhiều việc nhỏ để thu công lớn. Một đồng bạc ăn hai trăm trinh; người đời họp ngàn ý-tưởng muôn công-việc mà thành tánh tốt. Ý-tưởng kín-nhiệm dầu mình không tỏ, tư-dục ngấm-ngầm dầu mình không lộ, lời gian-dối dầu mình không nói ra miệng, sự phạm-thượng dầu mình vẫn chứa trong lòng, nhưng cũng có thể làm hỏng tánh-nết, và không sao che tai bịt mắt xã-hội được. Tánh-nết là sự mầu-nhiệm, phải cố sức làm cho hoàn-toàn mãi mãi. Tánh tốt hay xấu, phải trải lâu năm, họp mấy triệu ý-tuoửng và công-việ mới làm nên được. Tánh tốt quí hơn ngọc, hơn vàng, hơn quyền-thế, hơn mãp triều-thiên. Làm thành tánh tốt, là một việc trổi hơn mọi sự thế-gian.

Ở đời, ta phải có mục-đích cao-xa, nghĩ đến đời đời vô-cùng, chờ chẳng phải chỉ lo-tính trong tạm-thời mà thôi. Không nên để hoàn-cảnh uốn-nánh tánh mình. Ao bị hoàn-cảnh sai-khiến, ấy là một người rất nhát, “giống như sóng biền bị gió động mà đưa đi đây đi đó” (Gia-cơ 1:6). Cái giá một người có chí quả-quyết, chống nổi điều ác, giữ vững điều thiên, thật gấp triệu lần những kẻ yếu chí nhát gan. Ta nên theo gương sáng của “Đa-ni-en quyết-định trong lòng rằng không chịu ô-uế bởi đồ ngon vua ăn và rượu vua uống” (Đa-ni-ên 1:8).

Mỗi người nên kể tánh tốt bằng sự quí nhứt trong đời mình. Cố sức bươn theo mục-đích đó, thì đời mình sẽ có giá-trị với xã-hội và đẹp lòng Chúa. “Hễ làm việc gì, hãy hết lòng mà làm, như làm cho Chúa, chớ không phải làm cho người ta.” (Cô-1.3:23).

“Hãy tìm đều công-bình, tin-kính, đức-tin, yêu-thương, nhịn-nhục, mềm-mại”. (I Ti-mô. 6:11). “Hãy nhìn xem Đức Chúa Jêsus” (Hê-bơ. 12:2). Nếu có mục-đích cao-xa như thế, dầu không tới được, nhưng lòng mình cũng sẽ hăm-hở bươn theo. Ông Disraeli có nói: “Một người thiếu-niên nếu không ngửa mặt lên trời, ắt sẽ cúi đầu trông xuống; tâm-thần không hướng về trời, chắc sẽ sấp mình mà bò trên đất.” Ai sống trong phạm-vi cao-xa, thì cách ăn nết ở sẽ đứng-đắn hơn người bậy-bạ. Thiếu-niên ra đời, lấy tánh tốt làm vốn, đã không sợ lỗ, mà lại được lời hơn vốn tiền-bạc. Đầu vốn khác không được lãi, nhưng

Vốn nầy cũng vẫn phải phát-tài, chẳng những trong đời nầy, mà đến cả đời sau nữa. Tánh-mết giống như hàng-hóa, càng buôn nhiều, càng bán được nhiều. Nó có quyền-năng, có ảnh-hưởng, chèo-kéo được lắm bạn-hữu, mới chào được nhiều khách đến mua hàng. Nó mở đường giàu-có, vui-vẻ, và được người khen-ngợi.

Thật vậy, việc nhỏ tỏ được tánh người hơn việc lớn, vì đối với việc nhỏ-mọn, lắm người không nghĩ đến, không lấy làm quan-hệ, tưởng làm thế nào cũng xong. Sự thật-thà là hòn gạch góc nhà của tánh-nết. Lúc trẻ tuổi, nếu mình không lo xây vững hòn gạch góc nhà đó, thì suốt đời nền nhà chắc sẽ lún xuống và hỏng luôn.

Tóm lại, tánh-nết là sự cần nhứt trong đời người. Lẽ thật đó, đơn-sơ mà cao-cả, đẹp-đẽ mà oai-nghiêm, thật là một bài đạo-đức lúc trẻ nên học, khi gìa phải nhớ.

Xã-hội nào định giá tánh-nết càng cao bao nhiều, thì trình-độ càng văn-minh bấy nhiêu. Chúa cứ theo thánh-nết mà xét trình-độ, giá –trị và sự phú-quí vinh-hiển chơn-thật của mỗi người, mỗi thành, mỗi nước. Người nào hoặc nước nào coi khinh tánh-nết, thì khó tránh khỏi tiếng bậy-bạ, hèn-mạt và mọi-rợ. Chỗ nào nhơn-dân không biết chú-trọng tánh-nết, thì ở đó đầy-dẫy tình-dục và tội-lỗi. Ai thích hư-danh hơn tánh-nết, ấy là người hèn.

Phải xét mọi sự-nào học-vấn, nào vệc làm, nào cuộc chơi, nào thói quen, nào đường-lối lui tới – nếu có ảnh-hưởng tốt cho tánh-nết mình, thì mới là người đứng-đắn, đáng khen, đáng phục. Ai quí tánh-nết bao nhiêu, thì có giá-trị bấy nhiêu. Đó là mẫu-mức của một người vậy.

Suốt cả thế-gian, ta chi thấy có một Đức Chúa Jêsus, Con Đức Chúa Trời, là người tánh-nết trọn-vẹn. Nay muốn mặc lấy cái tánh-nết trọn-vẹn đó, thì ngoài sự dân mình và phục Ngài ra, không còn cách nào khác nữa. Ôi, loài người có tánh yếu-đuối, vậy mà còn có hi-vọng, há chẳng phải bởi nhờ Ngài, nên mới đổi được lòng dữ ra lành, lòng hướng tội-lỗi ra lòng hăm-hở theo Chúa đó sao? Cho nên II Cô-rinh-tô 3:18 có nói: “Chúng ta ai nấy đều để mặt trần mà nhìn xem vinh-hiển qua vinh-hiển, như bởi Chúa, là Thánh-Linh.”- Bà C.soạn.