Kinh Thánh: Công vụ 16

Trong Kinh Thánh, chúng ta tìm thấy nhiều câu chuyện về những người nam và nữ hy sinh vì lợi ích của người khác, như Phao-lô và Si-la và sự lựa chọn đầy hy sinh mà họ đã thực hiện trong Công vụ 16. Hầu việc Chúa tại thành Phi-líp, Phao-lô đã đuổi quỷ bói khoa khỏi một nô lệ chuyên bói toán. Người nữ này mang lại lợi nhuận to lớn cho chủ, vì vậy chủ của cô ta phẫn nộ, bắt giữ Phao-lô và Si-la và báo cáo với chính quyền. Phao-lô và Si-la bị đánh vội vàng mà không có phiên xét xử, chịu nhiều đòn roi và bị ném vào nhà tù bên trong.

Tuy nhiên, trong nhà tù hôi hám, bẩn thỉu đó, với những cơ thể bầm tím và đầy máu, Phao-lô và Si-la đã ca ngợi Chúa vào lúc nửa đêm. Tôn vinh Chúa! Công vụ 16:26 thuật rằng đột nhiên có một trận động đất lớn làm rung chuyển nền của nhà tù. Cánh cửa nhà tù mở tung và mọi xiềng xích của tù nhân bị lỏng ra. Bạn có thể tưởng tượng một cảnh ấn tượng như vậy?

Người cai ngục tỉnh dậy và khi thấy cửa nhà tù mở, ông ta rút thanh kiếm ra và định tự sát vì nghĩ rằng tù nhân đã trốn thoát. Nhưng Phao-lô hét lên, ” Chớ làm hại mình. chúng ta đều còn cả đây.” Theo luật La Mã, bất kỳ người cai ngục nào cho phép tù nhân trốn thoát đều phải chịu trách nhiệm hình phạt tương tự mà tù nhân đã nhận. Nếu các tù nhân trốn thoát, cai ngục sẽ bị xử tử. Khi viên cai ngục thấy mọi người trong tù thoát khỏi xiềng xích của họ, ông ta nghĩ rằng lựa chọn tốt nhất của mình là tự kết liễu đời mình.

Là một tù nhân, bạn sẽ làm gì? Tôi có thể đã cho rằng toàn bộ “cơn động đất rất lớn, đến nỗi nền ngục rúng động” là cơ hội để tôi trốn thoát. Nhưng Phao-lô không nghĩ về sự an toàn của chính mình. Ông nghĩ về viên cai ngục, và hét lên, “Chớ làm hại mình. chúng ta đều còn cả đây.” Thái độ giống như Đấng Christ này khiến người cai ngục kinh ngạc, ông ta từ chỗ cố gắng lấy mạng sống của mình một khoảnh khắc và rồi sau đó đã tìm thấy sự sống đời đời qua Chúa Jêsus Christ.

Viên cai ngục lập tức kêu mang đèn đến và lao vào, xác nhận không có tù nhân nào trốn thoát. Rồi ông run rẩy trước Phao-lô và Si-la. Câu 30 nói rằng viên cai ngục hỏi, “Các chúa ơi, tôi phải làm chi cho được cứu rỗi?”

Phao-lô và Si-la đặt nhu cầu của viên cai ngục lên trên nhu cầu của bản thân. Họ đã không chạy và trốn thoát để cứu lấy chính mình; họ ở lại và chia sẻ tin lành về Chúa Jêsus Christ. Chúa dùng những điều này để mang lại sự cứu rỗi cho viên cai ngục và cả gia đình ông ta.

Khi chúng ta đặt người khác lên trước bản thân, xem xét nhu cầu, hy vọng và ước mơ của họ, chúng ta trở nên giống Đấng Christ hơn. Đó có thể là những việc nhỏ như giúp trông chừng con của người khác hoặc lớn hơn như dâng hiến một cách hy sinh hoặc tha thứ cho người phối ngẫu. Trong nền văn hóa truyền thông xã hội chỉ chú trọng bản thân này, người ta dễ dàng chỉ để ý thỏa mãn những nhu cầu của chính mình. Nhưng ở Vương quốc của Chúa, trọng tâm là Bạn có thể làm gì cho người khác? Đó chính xác là những gì Phao-lô đã chứng minh khi ông chọn cứu mạng tù nhân ở thành Phi-líp.

LỜI CẦU NGUYỆN

Lạy Cha trên trời, cảm ơn Ngài đã ban cho con sự sống đời đời như Ngài ban cho viên cai ngục thành Phi-líp. Xin giúp con giống như Phao-lô và Si-la hơn, đặt người khác lên trước bản thân mình. Giúp con có thể nhận ra nhu cầu của người khác và tiếng kêu cứu của họ để được giúp đỡ, và để con có thể nói những lời mà họ cần nghe hôm nay nhờ quyền năng của Đức Thánh Linh Ngài. Nhân danh Chúa Jêsus Christ, Amen.

Tác giả: Arlene Pellicane