MỤC-SƯ R.A.JAFFRAY

(Danh dự hội trưởng Hội Tin lành Đông Pháp)

Trong các sách, không có sách nào thú vị bằng Kinh thánh. Trong lịch sử cựu ước, không gì rất ích lợi chó độc giả bằng việc làm của hai tiên tri Ê-li và Ê-li-sê, tức từ I các Vua 17: đến II các Vua 13.

Tiên tri Ê-li-sê làm nhiều phép lạ lắm. vả, không phép lạ nào không ích cho người ta, tức là từ II Các vua 2:-8: vậy. Cũng giống những sự chép ở trong Tin lành Tân ước, vài đoạn đó luận về Đức Chúa Trời ban ơn để yên ủi lòng người đau đớn; nào chữa nước liệt, nào tăng thêm dầu của đờn bà góa, nào làm cho con người đờn bà góa sống lại, nào làm cho ăn được canh độc, nào khiến cho trăm người ăn no, não chữa sạch bệnh. phung của quan tổng binh. Nào làm nổi lưỡi rìu của ngườii môn đồ. Những phép lạ đó đều có thể lấy làm thí dụ để bày tỏ đều cốt yếu của đạo Tin lành. Vì Đức Thánh Linh không hết chép một việc vô lý nào vào trong Kinh thánh. Còn nhớ khi tôi thơ ấu, rất thích chơi tranh; vì tranh vẽ dầu không có chữ, nhưng có đạo lý ở trong đó. Kinh thánh Cựu-ước dường cũng giống vậy. Vì sự chép trong Kinh thánh, bất cứ lịch sử hoặc sự tích, vân vân, đều giống tranh vẽ; con nít của Đức Chúa trời coi ngó, được ích nhiều lắm.

Nay thử luận về sự Đức Chúa Trời dùng Ê-li-sê làm cho lưỡi rìu nổi lên mặt nước. II Các Vua 6:1-7 chép: “Các môn đồ của những tiên tri nói với Ê-li-sê rằng: Nơi chúng tôi ở trước mặt thấy là hẹp quá cho chúng tôi. Xin để chúng tôi đi đến Giô-đanh, ai nấy sẽ đốn một cây đòn-tay, rồi tại đó cất một nơi ở cho chúng tôi, Ê-li-sê đáp: Hãy đi. Một người tiếp rằng: Tôi xin thấy hãy đi cùng các tôi tớ thấy, Người đáp: Ta sẽ đi. Vây, người đi với họ. Đến Giô-đanh, họ khỏi đốn cây. Nhưng có một ngườiời đương đốn cây, cái lưỡi rìu văng xuống nước. Người la lên rằng: Nó rớt ở đâu? Người chỉ chỗ cho. Ê-li-sê bèn chặt một khúc câu quăng xuống tại chỗ đó, làm cho lưỡi rìu nổi lên và biểu người ấy rằng: Hãy lấy nó đi, Người ấy bèn giơ tay ra và lấy nó.” Trước hay đem cái trường học của tiên tri đã lập chia ra từng phần mà bàn:

  1. Trường đó chật hẹp, trò nhiều, đất ít, không đủ ở. Song, đó là cái dịp rất tốt. Vậy thì, phàm trường truyền đạo của Hội thánh, nếu chỉ nhằm một mục đích là cắt nghĩa lời dạy quí báu trong Kinh thánh, thì chắc hẳn được Chúa ban phước cho vậy.
  2. Môn đồ đều là những người ngheo khó. May lo có hội lớn nước ngoài giúp sức, nên không thể không lo tự lập, ai nấy đốn cây, ra sức xây-cất một trường mới rộng lớn. Trong đó có một trò không rìu, những mượn rìu của người khác để làm việc. Bởi vậy, thấy rằng các môn đồ đó dầu ít tiề của, song có lòng khiêm nhường và tình liên lạc, đồng lòng hiệp sức, làm được trọn việc.
  3. Thầy trò cùng đi làm việc. Sự đó là thầy gượng theo ý trò, chờ không phải tự ý thầy cùng đi, lại không phải là môn đồ không vâng phục thầy mà làm theo ý mình. Thật tỏ ra môn đồ có lòng sốt sắng.

Song, về sự lưỡi rìu văng khỏi cán, hoặc có ý dạy dỗ ở trong đó. Vì có một môn đồ rất nghèo, sợ mình không dự phần về việc xây cất trường mới, bèn mượn rìu để làm việc, sốt sắng hăng hái, thật hiếm có. Khi văng mất lưỡi rìu, bàn nói cùng thấy rằng: “Than ôi! Tôi có mượn nó!” Ê-li-sê liền chặt một khúc cây quăng xuống tại chỗ rìu rớt. Đức Chúa Trời làm phép lạ, khiến lưỡi rìu nổi lên mặt nước. Có thể lấy sự đó làm thí dụ, tóm lại mà chia làm ba ý dạy dỗ.

  1. Lưỡi rìu nổi lên ví với công lao cứu chuộc. Lưỡi rìu văng ra khỏi cán, xuống nước bèn chìm, làm hình bóng về sự người đời xảy chơn, sa vào biể khổ tội lỗi, quyết không tránh khỏi cái nạn ngập đầu. Nầy, vì chất sắt rất nặng, lưỡi rìu ắt chìm; vi tội rất dơ dáy, loài người ắt chết. Vậy thì, người đời đã sa vào tội lỗi, khác nào nước chảy xuống trũng, quyết không thể tự cứu lấy được, rút lại chỉ tuyệt vọng mà thôi. Có nhiều câu Kinh thánh chứng rõ sự đó. Thi thiên 51:5 chép rằng: “Kìa, tôi sanh ra trong sự gian ác, mẹ tôi đã hoài thai tôi trong tội lỗi.” lại, Ê-sai 1:5,6 có chép: “Các người sao còn cứ bạn nghịch, để lại bị đánh nữa? Đầu đều đau đớn cả, lòng đều mòn mỏi cả. Từ bàn chơn cho đến đỉnh đầu, chẳng có chỗ nào lành: rặt những vết thương, vít sung cùng lắn mới, chưa rịt, chưa quấn, chũng chưa bôi dầu cho êm.” Giê-rê-mo 17:9 có nói: “Lòng người ta là dối trá hơn mọi vật, và rất là xấu xa: ai có thể biết được?” Phao-lô nói trong thơ Rô-ma 3:10 rằng: “Chẳng có một người công bình nào hết, dẫu một người cũng không.”

Dầu kẻ có trí khôn thế gian cãi lẫy có thể sửa mình được cứu, lấy lại cái hình trạng của con Đức Chúa Trời; nhưng nào có biết rìu sắt ắt chìm, lòng người ngày kém, có quyền phép gì để cứu được mình? Vậy tiên tri Ê-li-sê dùng cách khôn khéo gì mà hay khiến cho lưỡi rìu đã chìm lại nổi lên trên mặt nước? Ông đó chỉ chặt một khúc câu quăng xuống nước, lưỡi rìu bèn nổi lên ngày. Xét hai chữ “khúc cây” ở Kinh thánh, có ý nghĩa lắm. Ê-sao có chép: “Có một chồi sẽ nứt lên từ gốc Y-sai, một nhánh từ rễ nó sẽ ra trái.” Lại chép: “Xảy ra trong ngày đó, rễ Y-sai đứng lên làm cờ cho muôn dân, các nước đều tìm đến Ngài nơi an nghỉ của Ngài sẽ được vinh hiển” (11:1,10).Sách nầy và sách của tiên tri khác đều lấy chữ “nhánh” để chỉ về Đấng Christ . Đến I Phi-e-rơ 2:24 thì chép: “Ngài gánh tội lỗi chúng tôi trong thân thể Ngài trên cây gỗ” Chữ “cây gỗ” đó rõ ràng chỉ về cây thập tự. Vả, coi Xuất Ê-díp-tô Ký 15:23-25, đương khi dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi xứ Ê-díp-tô, đến đất Ma-ra, vì nước tại đó đắng, chẳng uống được, nên dân chúng khát lắm. Họ đều lằm bằm Môi-se. Môi-se cầu nguyện xin Đức Chúa Trời. Ngài bèn chỉ cho một cây gỗ, biểu Môi-se liêng xuống nước, nước liền hóa ngọt. Song, sao Cựu ước hai lần chép về phép lạ ném cây gộ xuống nước? Há chẳng vì cây gỗ làm hình bóng về công lao của thập tự giá sao? Bởi Đức Chúa Jêsus đổ huyết trên cây thập tự, chuộc tội muôn dân. Chỉ một cái đó mới có công lao và sức lực, đổi đắng ra ngọt, khiến những người đã chìm đắm lại được ngóc lên. Cho nên Phao-lô có nói: “Vì tôi đã đoán định răng ở giữa anh em, tôi chẳng biết sự gì khác ngoài ĐỨc Chúa Jêsus Christ, và ĐỨc Chúa Jêsus Christ bị đóng đinh trên cây thập tự.” (I cô 2:2). Lại nói: “Còn như tôi, tôi hẳn chẳng khoe mình, trừ ra khoe về thập tự giá của Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta….”(Gal.6:14) Ở trên thân tự giá, Đức Chúa Trời đã tỏ hết tình yêu thương của Ngài, đem Đấng rất thành sạch ở trên trời để cùng gặp nhau với kẻ rất dơ dáy ở trên đất, khiến phàm ai nhờ cậy Đáng ấy, dầu chết cũng được sống, đắng cũng hóa ngọt, chìm đắm cũng có thể ngóc lên. Công lao đó chính ra từ đạo thật bởi Chúa bị treo trên cây, đổ huyết chuộc tội. Ngoài đó ra, thật không có đường nào khác để được cứu.

  1. Lưỡi rìu nổi lên, làm hình bóng về công lao, vậy ta có thể lãnh được không?

Khi lưỡi rìu có văng xuống nước, người môn đồ la lên rằng: “Ôi Chúa tôi! Than ôi! Tôi có mượn nó!” Tiên tri liền hỏi: “Nó rớt ở đâu?” Đó thật là một câu hỏi rất cần yếu. Vì lưỡi rìu văng khỏi cán, tức là chúng ta mất quyền. Môn đồ đã mất lưỡi rìu, thì không thể cầm cán mà làm việc được. Như vậy, nếu ta xảy chơn lầm lạc, chắc thiếu sức lực. Có khi tín độ phạm tội, không chịu xưng ra, sợ mất danh giá. Song nếu chỉ muốn giữ danh giá để hầu việc Chúa, cũng như ngườiời đã mất rìu lại muốn được rìu, thì dùng cách gì khôn khéo mà lấy lại được? Chỉ có đều rất cần là hỏi xem rìu đó rớt ở chỗ nào mà thôi. Vì, nếu tín đồ đánh mất quyền phép của Đức Thánh Linh, ắt là vì cớ một sự gì đó; vậy cần nên xét hỏi việc đó ra sao, và xảy ra lúc nào. Hoặc nổi giận phạm tội với người , mà chưa cầu nguyện người tha thứ chăng? Hoặc lừa gạt ít nhiều tiền của và đồ vật của người khác chăng? Hoặc vay mượn mà không trả chăng? Hoặc nói dối mà không nhân chăng? Hoặc có lòng điêu bạc, ghen tuông, ganh gổm thù oán chăng? Hoặc làm việc không nên làm và không làm việc nên làm chăng? Như vậy, hoăc vì một việc đến nỗi mất rìu, mất sức, làm buồn cho Đức Thánh Linh, lòng mình không vui. Cho nên phải xét kỹ việc đó, biết rõ lưỡi rìu rớt ở đâu, thì nhận lấy mà chữa lại. Đó là một phép rất tốt.

Tôi nhớ có nghe một người tín đồ thiếu niên cầu nguyện rằng: “Lạy Đức Chúa Jêsus! Ngài biết lòng tôi, tôi không che giấu gì cả. Xin Chúa soi-xét tôi, nếu thấy tôi có điều gì không hiệp ý Ngài, xin Ngài chỉ bảo tôi một cách rõ ràng, tôi sẽ vâng theo, nhờ cậy sức Chúa, sắt sửa đổi ngay. Muốn thiệt hết lòng. Vân vân.”

Người đời đã có lỗi, cớ sao còn hay giấu giếm mà không chịu xưng? Vì cớ trong lòng kiêu ngạo, và có nhiều người cho rằng xưng tội ở trước mặt Chúa thì dễ, chớ khó xưng tôi ở trước mặt người. Lạ thay! quí xuống xưng tội ở trước mặt Chúa, sao không hổ thẹn chút nào? Xưng tội với người đời, sao lại hổ thẹn đỏ mặt? Há chẳng vì họ cho Chúa hằng sống là hình tường không nghe, không thấy, không biết gì sao?

Vả, người đời xưng tội phần nhiều chỉ xưng đại khái, nên không thấy khó. Nếu cứ lần lượt xưng ra từng việc, thì chắc lấy làm xấu hổ vô cùng. Nếu ngườiời tin Chúa xảy ra chơn lầm lạc, khác nào mất rìu, ắt phải dò tìm đến việc mà mình đã lỡ. Phải nhận mình lầm lạc việc đó, thì mới lại được Chúa ban ơn. Vậy, ta cần nên xét mình, xem tại việc gì đến nỗi mất sức của Đức Thánh Linh. Như thầy thuốc dùng ống coi mạch bằng điện, thì bất luận trong các cơ thể người ta yếu đâu, đau đâu, đều biết được cả. Cũng vậy, Đức Thánh Linh soi xét trong lòng tín đồ, chỉ định chỗ nào không hiệp với đao Chúa, khiến người biết mình hoặc mất quyền lực, hoặc mất bình an, cũng như hỏi cái rìu đó rớt ở đâu vậy.

Ta đã mất rìu, vậy làm thế nào? Đều cần hơn hết à phải lấy lại. Cho nên tiên tri biết lưỡi rìu đó rớt ở đâu, bèn lấy khúc cây làm hình bóng về thập tự giá mà quăng xuống, khiến rìu nổi nên, mà rằng: “Hãy lấy nó đi”. Người ấy bèn giơ tay ra và lấy nó. Như vậy, chúng ta đã phạm tôi, nếu quả thật nhờ công lao của thập tự giá để cứu chữa tội mình, thì dắc được rửa sạch bằng huyết báu của chúa Jêsus. Khi mới tin Chúa, dầu được tha thứ hết thảy tội lỗi; nhưng sau có khi lại lỡ, thì ắt phải xưng tội lần nữa, mới lại được công lao của thập tự giá để tha đều lầm lỗi một lúc cho ta. Nhưng muôn vàn không thể giấu diếm, không thể không xưng, e linh hôn không được thỏa thuê khoan khoái. Vua Sa-lo-môn có nói: “Người nào giấu tội lỗi mình thì sẽ không được may mắn; nhưng ai xưng nó ra và lìa bỏ nó sẽ được thương xót” (Châm ngôn 28:13). Vua Đa-vít lại nói: “Khi tôi nín lặng, các xương cốt tôi tiêu tàn, và tôi rên siết trọn ngày; vì ngày và đêm thay Chúa đè nặng trên tôi; nước bổ thân tôi tiêu hao như bởi khô hạn mùa hè. Tôi đã thú tội cùng Chúa không giấu gian ác tôi; tôi nói: Tôi sẽ xưng các sự vi phạm tôi cùng Đức Giê-hô-va; còn Chúa tha tội ác cho tôi” (Thi thiên 32:3-5).

  1. Trong khi cầu nguyện, chúng ta là tín đồ, trưởng nên giao hết những việc lớn nhỏ cho Chúa Jêsus. Có khi tín đồ cho rằng những việc cần kíp lớn lao mới nên cầu xin Đức Chúa Cha. Nào có biết không việc nào là không quan trọng, không việc nào là không cần yếu, không việc nào là không nên giao phó cho Đức Chúa Cha.

Nhiều khi đi lạc, bước lầm,

Nỗi riêng, riêng những ngấm ngầm chịu đau!

Vì chưng gặp việc không cầu,

Chưa rõ ý Chúa, biết đâu mà tìm?

Nếu ta muốn được bình yên,

ở trước mặt Chúa cố xin cố nài.

Ví bằng thình lình mất một vật gì, như môn đồ Ê-li-sê văng mất lưỡi rìu, kiếm quanh không thấy, bỏ phí thì giờ, hoặc trong lòng không yên, bối rồi tức giận; như thế có hiệp với đạo chăng? Vậy, thật ra, nên làm thế nào? Tối nhớ ngày xưa, khi mẹ tôi ở ở thế gian, có dạy tôi rằng: “Một bữa, cha con biểu mẹ đi kiếm một vật để ở trong rương, chẳng dè không thấy chìa khóa, kiếm tả kiếm hữu, không được! Ai ngờ trong khi tức giận buồn rầu, thình lình dường như có tiếng nhỏ nói ở bên tai rằng: Sao mà quá lo như vậy? Sao không hỏi ta? Sao không cầu ta?” Mẹ tôi lại tiếp: “Vấy giờ mẹ thấy đầy lòng hổ thẹn, bèn vào nhà riêng quì xuống, cầu nguyện Đức Chúa Trời, xin Ngài tha cho cái tội hay quên, giúp cho kiếm thấy chìa khóa đó. Cầu nguyện xong, đứng dậy, đi liền. Kỳ diệu thay! lòng Chúa yêu thương, chẳng những giúp đỡ việc lớn, mà lại sẵn lòng giúp cá việc nhỏ cho người cầu Ngài nữa.

Môn đồ Ê-li-sê đánh mất lưỡi rìu mượn của người khác, vừa thoạt cầu Chúa, liền lấy lại được. Sự dạy dỗ đó không phải không giúp ích đôi chút.