Vào thế kỷ thứ tư, tại thành Antioche, có một nhà chí sĩ Jean Chrysostome. Ông nầy có tài hùng biện, ai cũng khen phục. Không những ông được thiên hạ hoan nghênh khen chuộng cái tài cao đàm hùng biện của ông, mà lạ còn cảm phục cái tâm chí vững vàng và tánh cách cao thương của ông là khác. Cái tánh cương trực của ông đã gây ác cảm với hoàng đến ở Constantinople; vì ông thường hay khuyên can và cũng chỉ trích những tội lỗi của vua nấy, Hoàng đế nấy, hiêu là Arcadius, căm tức ông lắm, thường kiếm phương thế để báo thù ông cho bõ ghét. Các triều thân hiệp ý với vua, cũng muốn trừ ông, nên có một người hiến kế rằng:
- “Xin hãy đem đầy hắn ra một nói sa mạc Thebaide rất u tích nào đó, thì thôi, có ai nghe tiếng nói nữa.”
- “Xin tịch biên hết sản nghiệp của nó, để nó phải chịu nghèo đó”. (Lời tâu của một triều thần khác).
- “Xin hãy giam y vào ngục tối, cho ý chết rũ tù.” (Đó là lời tầu của một viên quan khác).
- “Bệ hạ há chẳng có quyền sanh sát nó sao? Xin phán một lời thì đầu nó sẽ rớt xuống đất.” (Lời tàu nầy của một viên quan rất ghét mà hùng biện).
Sau rốt đến một viên quan cận thần, ra dáng mưu sĩ, đến gần bên vua mà tâu rằng:
“Nẫy giờ kẻ hạ thân nghe cá quan hiến kế thảy đều sai lầm hết, vì các quan không biết rõ người nầy. Đem đầy chăng? Nhưng đầy làm sao cho Người đó cách xa Đức Chúa Trời của hắn được? Vì Jêsus là Chúa của người đó thường ở mọi nơi với người. Tịch biên hết sản nghiệp chăng? Chính nó đã lấy hết của cải của mình mà phân phát cho kẻ nghèo từ lâu rồi. Giam nó vào ngục tối chăng? Đó tức là hco nó có nhiều thì giờ ở riêng mà đến gần cùng Đức Chúa Trời. Mà, nếu lê án xử tử nó, thì tức là mở cửa trời cho nó vào vậy.
Kẻ hạ thần xin hiến một kế rất thần diệu là: nếu muốn hình phạt người nấy một rất năng đối với nó, không gì bằng ép nó phạm tội lỗi. Đó là sự hình phạt đau đớn nhứt cho nó, vì nó không sợ bị đầy, không sợ nghèo cực, không sợ đau khổ, mà cũng không sợ chết; song, chỉ sợ nhứt là sự phạm tội lỗi mà thôi.”
Đó, là sự sợ của ông Jean Chrysostome. – Ái mộ trích dịch.