Nguyên văn tiếng Anh của cử nhơn Basil Mathews
CHƯƠNG THỨ BẢY
Thuyền gỗ và rừng rậm
ÔNG và Sekeletu, tù trường chi tộc Makololo, bàn định cái chước tìm đường thông ra ngoài biển. Sekeletu bèn họp các thân hào kỳ lão trong bộ thuộc mình để hỏi ý kiến về sự ấy. Có một người già đứng dậy nói: “Ông y sĩ Livingstone đi thám đâu thì tôi không biết song toi chỉ biết rằng bọn các ông sẽ đem nhau vào đất chết cả thôi! Thử ngửi áo ông ấy mà xem: có máu tanh lắm!” Nhưng người khác đều muốn giúp ông. Có hai mươi bảy người là bạn đi đường với ông. Ông đi thám đất khác với những nhà thám hiểm khác: họ chỉ nhờ cậy ở tiền hành lý, ông thì nhờ cậy ở tình yêu-thương. Ông lấy lòng tốt mà cảm động người ta, nên người vui lòng giúp đỡ, hoặc làm những việc kẻ khác không là được. Đó là cái chỗ rất cốt yếu trong việc ông đi thám đất.
Ông tạm để xe ở lại chỗ viên tù trưởng Sekeletu , còn những người đồng bạn thì đem đồ đạc đi theo, hoặc vác rương áo hoặc gánh túi thuốc goặc cắp sách vở, hoặc cầm đèn bóng, hoặc vác cái màn trại dùng khi đi đường hoặc đội cái áo da trâu hoặc mang bộ máy thiên văn, dắt nhau lặn lội đường xa, để mong đạt tới mục đích. Người ngoài đi thám đất châu Phi từ trước đến nay, chưa hề có ai mạo hiểm ghê gớm như thế. Ấy chính như lời ông nói không cậy óc khôn và lòng can đảm, thì quyết không đắc thắng được Lời phải làm Viên tù trưởng Sekeletu cũng đi tiễn ông đến tận bến sông; lại đưa chiếc thuyền gỗ mà mình vẫn đi để cho ông dùng. Trong sống có thứ trâu nước đực, tánh rất hung dữ, thuyền đi hằng bị nó húc. Thấy bọn ông, nó bèn nổi giận, đuổi theo; mọi người phải tránh mới thoát. KHÔNG bao lâu, đi đến một xóm, Sekeletu truyền bảo rằng: “Đừng để bọn ông phải nhịn đói vì Sekeletu yêu ông lắm.
Sông Zambesi chạy về phía đông, mà ông đi ngược về tây. Trước hết ông đếnmột xóm của người Makololo; ở đó vài ngày, bèn có sáu trăm người nghe ông truyền đạo. Một hôm ông giảng đạo, có người đồ tể làm việc không ngừng, viên tù trường Seketule liền đánh người ấy, vì giận hắn không chịu nghe. Khi đó, ông hằng mắc chứng nóng sốt, óc tủy mình mẩy đều đau buốt lắm, yếu sức không thể đứng thẳng được; song cái chí tiến hành của ông vẫn không suy kém.
Mỗi sáng, ông trở dậy sớm. Hôm đó, mặt nước sương mù; đầy tớ đun nước pha cà phê, lửa cháy phừng phừng có tiếng. Chốc lát, mù tan, khói tắt, nhơn dịp buổi sáng mát trời, bèn nhổ neo ra đi. Các chú lái thuyền thúc giục lẫn nhau để làm cho vui. Họ đứng phưỡn bụng, bắp tay rất to, nhưng ống chơn rất yếu. Không bao lâu, bỗng nghe tiếng nước róc rách, đã đến chỗ nông. Chú lái lội xuống đẩy thuyền, để tránh đá ngầm. Khi đến chỗ nước chảy quanh co, thấy sông chia làm hai nhánh. Bên bờ cây cối um tùm. Chim tu hú vẫn đậu ở trong rừng. Con hồng quản (ibis) dựa dưới gốc cây, tiếng kêu véo von, tai nghe không dứt. Vài con vẹt xanh cười nói với nhau. Con ngư cẩu kiếm ăn đi lại như đưa thoi. Lại có con hạc lớn, vươn cổ dài, lội nước bắt cá, chọn lấy con béo. Người bổn xứ thấy con rùa đang đi trên cạn bống lật ngứa mìn lên, bèn mừng mà nói với ông rằng: “Đó là điềm lành về sự chúng tôi đi đường được bình yên” Bấy giờ con đường ngả sắc trắng đang săn bắt cá ở chỗ nước nông, chợt thấy con ngư ưng định đến đớp trộm, bèn ngửa lên trời mà kêu, dơpnfg như nói rằng: “Xin ông đừng cướp của tôi!” Chẳng đè ngư ưng vồ ngay con cá ở trong mồn đường nga, rồi chạy mất. Cá sấu và con trăn lớn hoặc bơi lượn ở trong sông, hoặc nằm phục ở trên nhành cây trong nước, thấy thuyền ông gần đến, liền nhảy tỏm xuống, như rớt hòn đá lớn vậy. Ông tỉ mỉ xem xét những đều trông thấy ở châu Phi, nào cách kết cấu của nhánh cây, nhị hoa, gai gốc và dây leo, nào sự biến đổi của bùn đất trong sông, nào hình sắc khác nhau của các loài thú, nào đều mới lạ về loài sâu ăn kiến, thứ sâu đó hay vẫy đuôi để nhử kiến, đuôi nó có cái cặp, kiến đến hèn bị bắt liền, lớn từ cọp beo, nhỏ đến sâu kiến, ông đều ghi chép cả. Ông lại dò hỏi thổ sản các xứ. Ông thật là một người siêng năng khảo xét vậy.
Hằng ngày, rong trình ra đi. Những kẻ đi theo ông thảy đều kiêu ngạ, càn dỡ, hay nói những lời dơ dáy. Còn ông thì trị mình tiếp người đều cốt giữ lấy vẻ thánh sạch êm đềm và noi theo lời dạy trong Kinh thánh. Trưa đến, nóng dữ bọn ông nghỉ ngơi một chút, ăn bánh cho khỏi đói, tùy tiện tìm lấy mật ong ở đồng vắng để ăn thêm. Đến lúc mặt trời lặn, lần lần lại nóng, ai nấy đều mỏi mệt cả, bèn kiếm chỗ ngủ, đem chim muông ban ngày săn được để làm bữa tối. Cách làm chỗ ngủ, thì trước hết đốn cây cối xuống, lấy nhánh làm cái túp tròn, rồi lấy vỏ cây lá cỏ lợp lên trên ; để đến lửa và súc vật ở cả trong đó. Làm chỗ ở như vậy tuy rằng khó khăn, nhưng trong một lúc có thể làm xong ngay được. Ông đi tuần khắp cả các trại, đợi cho mọi người ngủ yên đâu đấy, bèn chép nhựt ký đọc Kinh thánh. Cầu nguyện buổi tối đã xong, liền vào trại mình mà ngủ. Trước trại ông, có người nằm canh giữ.
Ông đi nhiều ngày, gặp lắm sự xảy ra, càng lạ lùng càng nguy hiểm. Sự khôn ngoan và lòng mạnh dạn của ông đều đủ thắng được mà không sợ. Trước ông đi về phía đông, rồi hướng về phía tây, lại rẽ ra mặt tây bắc, sau lại quay về phương tây để đi đến bờ biển Loanda. Những chỗ ông đi trước đều thuộc bờ cõi của chi tộc Makololo, cho nên không có nguy hiểm. Khi đã ra khỏi xứ đó, thì ngăn trở mới xảy ra. Tại đó có người Bồ-đào-nha làm nghề buôn mọi. Người bổn xứ tham lợi cũng bắt chước làm. Vì cớ đó, phản đối với Lingvingstone, chẳng những họ không bán đồ ăn cho ông, mà lại khuấy rối và ngăn trở ông nữa. Họ bảo bọn ông rằng: “Nếu các ngươi không biếu ông chủ xứ nầy hoặc người, hoặc trâu, hoặc súng, hoặc ngà voi, thì phải trở về lập tức. Bằng chẳng, các ngươi sẽ chết ở đây!” Ông đáp: “Những người cùng đi với tôi đều là tôi tớ trung tín ; trâu dùng kéo xe để đi cho khỏi mói ; sung tay là đồ cần dùng của chúng tôi đi săn lấy ăn ; ngà voi đem đi không mấy và là đồ của viên tù trường Makolo giao tôi để bàn cho người Bồ đào nha. Cho nên đều không thể đưa cho các anh được.” Ngày thứ bảy, đến xóm Njambi, ông sai thịt một con trâu để thết mọi người, rồi chia phần biếu viên tù trưởng xứ đó, muốn ở đấy cho qua ngày Sa bát (Chúa nhựt). Chẳng dè sớm hôm sau, viên tù trưởngsai người bảo ông rằng: “Ngươi phải đem dâng người, hoặc trâu, hoặc súng, hoặc ngà voi, hoặc vải, hoặc đồi mồi ; không thì về mau,” Ông quyết không chịu. Chiều đến, viên tù trường kéo người đến chực vây đánh, có người trẻ tuổi múa dao trước mặt ông, hoặc giơ súng dọa bắn. Ông cứ nhưng nhưng ngồi yên trên cái ghé nhỏ, cầm khẩu súng hai lòng để trên đầu gói, lấy tiếng êm dụi bảo viên tù trường rằng: “Xin ông ngồi xuống, tôi nói chuyện.” Tù trưởng ngồi, ông nói: “Đường chúng tôi đi là đường của Đức Chúa Trời, sao ông lại đòi ăn lễ rồi mới cho đi?” Tù trưởng không trả lời được, song cứ đòi lấy lễ vật, nhứt là người rồi sau mới nghe. Ông thề chết cũng không ưng thuận ; chỉ đưa cho họ áo sơ mi, hột châu nhỏ, khăn mùi soa mà thôi. Song người bổn xứ tham lam không chán ; càng cho lắm, lại càng xin nhiều. Người thiếu niên lại cầ sung đi xung quanh, kêu la nhảy nhót. Thình lình có nhóm người muốn đâm ông, ông bèn kề súng vào miệng hắn, làm như muốn bắn, thì người đó vội chạy đi mất.
Chúng tôi không gây chuyện trước, song ngươi gây sự đánh giết trước tiên, thì huyết ắt dính vào thân ngươi đấy.” Bấy giờ những người đi theo ông đều vây quanh viên tù trường, không cho chạy trốn. Viên đó biết rằng nếu làm hại ông thì tai vạ ắt xảy đến thân mình, bèn giảng hòa với ông. Đôi bên tiễn tặng lẫn nhau. Ông thoát nguy hiểm. Song, đó không phải là người bổn xứ vô phép đâu, thật bởi những kẻ buôn mọi đen lệ lấy người làm quà biếu họ để mượn đường đi, nên mới gây ra cái thói quen ấy!
Một hôm, đến địa phận của chi tộc Mỗ, người bổn xứ lại đòi lễ vật, ông tháo con trâu kéo xe đưa cho họ. Người bổn xứ nói : “Trâu ông đã bị cắt mất đuôi và uống thuốc mê rồi, dùng gì được nữa?” Nhơn dịp, ông bèn cắt hết đuôi trâu, bấy giờ họ mới không đòi trâu nữa. Mỗi buổi tối, ông chớp bóng để mua vui, và cắt nghĩa cho mọi người nghe. Viên tù trường Shinte thích xem lắm. Một buổi tối kia, viên đó gọi hết cả vợ con và họ hàng xúm lại mà xem ; ông chớp tích Áp-raham dâng con làm của lễ cho Đức Chúa Trời, tay cầm dao làm bộ muốn giết con đó. Khi đổi phím ảnh khác, mũi dao lại đối ngay vào viên tù trường, vợ con sợ run cả lên, kéo nhau chạy trốn; rồi đến nỗi hủy phá cả bàn thờ trốn ; rồi đến nỗi hủy phá cả bàn thờ tà thần. Bởi vậy, người bổn xứ nói lén với nhau rằng : “Có lẽ Livingstone là người ở đất mọc lên, chớ quyết không phải cũng như loài người.”
Con trâu ông cỡi, lưng phẳng và êm, sừng không mọc ngược, song tánh nó không thuần ; hễ lúc hăng lên, thường cứ bồn tràn ra ngoài đường lối, hằng làm ông té xuống đất. Một hôm, qua sống, nó khịu chơn, làm ông đâm cả xuống nước; có khi nó trầm mình xuống đáy sông, rồi lại lật úp mình xuống đáy sông, rồi lại lật úp mình xuống để cắn ông nữa. Ông vội bơi lên mới thoát. Thấy ông bơi giống con ếch, chớ không giống loài chó, người bổn xứ lấy làm lạ lắm. Ông vượt qua sông, quần áo ướt hết. Bỗng có người ở đó nói ngăm rằng: “Đằng trước có sông lớn, các ngươi khó lòng bay qua được đâu!” Mọi người đi theo ông đều cười mà rằng: “Chúng ta lặn giỏi cả ; chẳng biết có ai cõng được ông Livingstone để lặn qua sông?” Có kẻ lại nói: “Ông ấy tự cõng mình được, không phiền các anh lo.” Song, sông rộng và sâu lắm, trời lại mưa giầm, áo chăn cùng đồ hành lý đều ướt và mốc sạch cả. Súng dỉ, màn vài cũng hư nát. Chỉ có cái đống hồ, vì khi ông lặn, giấu kỹ ở bên cạnh sườn, nên không thấm nước.
Không bao lâu, ông mắc chứng sốt, đã không cỡi được, lại không đi được. Song, tấm lòng tìm đường ra biển của ông chẳng hề chán nản chút nào. Ngặt vì người ở xứ ấy nói lừa những kẻ đi theo ông rằng: “Người da trắng đứng đầu bọn các anh, muốn đem các anh đến bãi biển để bán cả làm tôi mọi đấy.” Mọi người nghe biết, đều ngờ sợ lắm. Hay tin đó, ông bảo họ rằng: “Các anh muốn về thì về, tôi cứ đi, quyết không chịu lùi lại.” Một mình nằm trong lều, buồn tẻ lắm, ông nói: “Xin Đức Chúa Trời ở cùng tôi.” Đang nói bỗng thấy người đầy tớ đến mở màn mà bảo ông rằng: “Chúng tôi quyết không bỏ ông đâu.”. Có người lại nói: “Chúng tôi cũng như con ông, xin sẵn lòng vì ông mà chết. Những lời nói trước chẳng qua muốn tỏ nỗi khổ trong lòng chúng tôi đó thôi. Xin ông hãy chờ đợi hiệu quả sau nầy.” Nge vậy ông lấy làm yên ủi lắm. Bấy giờ mới lại cùng đi, hoặc đi bộ, hoặc cỡi trâu, hoặc trèo, hoặc lội, lúc thì lặn suối, lúc thì qua rừng, nhịn đói, gượng đau, phấn đấu với giống mọi, phấn đấu với thú dữ. Trải sáu tháng lặn lội hơn bốn ngàn vài trăm cây số, thám được con đường đi tới cửa biển Loanda mà người da trắng chưa hề trải qua. Cái mục đích của ông bấy giờ mới đạt. Trước kia, người bổn xứ không tin có biển, nay bỗng thấy sóng biếc minh mông, bèn nói: “Theo ông đến đây, bây giờ mới biết ông cha chúng tôi ngay xưa nói đất liền hết cả là không đúng.”