Nguyên văn tiếng Anh của cử nhơn Basil Mathews
(Tiếp theo)
CHƯƠNG THỨ TƯ
Nữ hậu trong xe trâu
Ông lập một trường học ở xứ đó, những người da đen trần truồng kéo nhau đến học, đều có bộ e lệ rụt rè, vì chúng thấy đồn dân tộc da trắng hay ăn thịt người. Trường lập ở Mabotsa chính ông làm thầy giáo. Bấy giờ cánh tay bị thương hãy còn chưa lành. Hôm khai trường, học trò bị viên tù trưởng bắt ép, mới chịu đến học. Song, khi đến nhà trường, kẻ trước người sau che núp lẫn nhau, chùng chình ngần ngại, chớ không dám xồng xộc đi vào. Đến hôm sau, chúng đều hớn hở mà đến cả. Trong trường, không có bàn, ghé, ghiên, bảng, và bản đồ gì hết. Đến như trường tập thể thao thì gặp đâu là đấy, không có chỗ nhứt định; song không dám vào rừng chơi đùa, vì sợ hãy còn cái nạn sư tử.
Lúc mới, trong trường không có cô giáo. Nghe ông Moffatt đã từ về từ Châu Âu, Livingstone bèn đến chỗ cách xứ Kuruman chừng 500 cây số, đón vợ chồng Moffat và người con gái đầu lòng là Ma-ri. Ông bèn kết hôn với người thiếu nữ ấy, đem về Mabotsa. Bất giờ trường nữ học mới có cô giáo. Đến như nhà ở, hoặc gạch, hoặc đá, đều bởi chính tay ông làm ra cả. Vì người bổn xứ chỉ có thể làm cái túp tròn, chớ không giúp ông xây nhà vuông được. Viên gạch xây nhà cũng bởi tay ông nung ra. Cửa, cửa sổ và chấn song thì làm bằng gỗ ở trong rừng, Những đồ cần dùng như đèn, nền và sà phòng, cũng đều làm lấy vì ở đấy xa chợ chừng vài trăm cây số. Phàm những việc nhà, hai vợ chồng ông đều làm dư cả, không việc gì là không chạy, Công việc hằng ngày đều có chương trình đúng mực. Vì nắng nóng quá nên, 6 giờ, ăn cơm sáng; 8 giờ, dạy học; 11 giờ, nghỉ. Buổi chiều, thì tưới vườn, làm thợ mộc, làm thợ rèn, vân vân. Vợ là Ma-ri thì dạy buổi chiều: nào chữ nghĩa, nào vá may, đều dạy bảo cả. Được hơn trăm trò. Mỗi buổi chiều tối, ông đi thăm mạch chữa bịnh cho mọi người. Siêng năng chịu khó là như thế. Hễ đến khi mặt trời lặn, nhóm hiệp con trai con gái ở trên bãi rộng, diễn giảng lịch sử Hội thánh cho họ nghe.
Không bao lâu, lại có một giáo sĩ đến, vợ chông ông bèn cùng nhau đi lên phía bắc để thám đất. Người Mabotsa cố mời ông ở lại mà rằng: “Chúng tôi sẽ xây một cái nhà khác để ông ở.” Song Livingstone vẫn cứ sốt sắng, mạnh dạn tiến bước. Khi ông đến xứ Chonuane, cách Mabotsa 120 cây số, thì Hi-hi-lị, tù trưởng ở đó, hoan nghênh ông lắm. Ông ở lại xứ đó, xây nhà ở, dựng trường học; song, xưa nay người bổn xứ không có chữ nghĩa, còn biết sách vở là gì nữa! Chỉ có một viên tù trưởng rán sức chăm học, trong một ngày, học thuộc được hết những chữ cái. Hi-hi-lị muốn những người thuộc bộ mình cũng theo đạo Chúa, bèn nói với ông rằng: “Tôi sẽ ra lịnh ép bộ thuộc tôi phải tin theo Đức Chúa Jêsus; bằng chẳng, tôi sẽ đánh đòn mà đuổi đi.” Ông nói: “Không nên, lấy sức phục người, không bằng lấy đạo đức làm cho người phục.” Ít lâu, ông sanh được một trai; người bổn xứ thấy con đó trắng trẻo, đều vui mừng yêu dấu lắm.
Ở Chonuane khi đó nóng dữ, khô-cạn đã lâu, không có nước. Bị mặt trời thiêu đốt, loài sâu trong đất cát đều chết hết cả. Ông bèn dời nhà đến xứ kolobeng, ở gần núi đá, bên cạnh có sông. Người bổn xứ thấy ông đổi chỗ ở cũng bàn nhau đi theo, đông như bầy kiến. Khi ông đã đến Kolobeng, thấy ở đó có nhiều thú dữ, hằng vào xóm khuấy người. Một hôm, ông ở trước cửa, bắn giết tê đực và tê cái. Lại giúp người bổn xứ đào một con sông nhỏ, dẫn nước tưới vườn. Ông và vợ ông lại lập được một trường học, Một buổi chiều kia, chợt có người hốt hoảng chạy đến mách rằng: “Trong bụi rặm kia, cách đây chừng 30 cây số, có một người đi săn đang bị khốn đốn bởi con tê-ngưu; mà chính con đó đã húc chết một con voi lớn và đá ngã một người phu xe rồi! Xin ông mau đến cứu giúp!” Ông bèn thắng ngựa, vác súng ra đi. Có người ngăn rằng: “Chỗ đó là khu rừng rậm, sư tử và tê-ngưu thường hay ra vào, có vẻ nguy hiểm lắm. Ông đừng đi!” Ông không nghe, vội đi ngay đến chỗ đó. Tới nơim thì người đi săn đã chết rồi! Ông lại đi đêm về nhà.
Nghe nói qua đồng vắng Kalahari, đi về phía bắc độ vài trăm cây số nữa, có cái hồ lớn, ông muốn đi thám. Hi-hi-li bảo ông rằng: “Tôi chưa hề thấy người ngoài nào qua được đồng vắng đó.” Ông nói: “Trong châu Phi, chỗ nào có đất có người, thì tín độ Đấng Christ cần phải đi đến.” Nhơn bấy giờ có một viên tù trưởng ở bên bờ hồ, vốn biết tiếng ông, bèn mời ông đi đến. Sứ giả của viên đó nói với ông rằng: “Chủ tôi giàu lắm, lấy ngà voi làm chuồng trâu.” Ông liền cùng hai ông bạn người Anh cỡi xe trâu đi về phía bắc: trèo leo rừng núi, len lỏi đất bằng. Gai dốc chà chạnh ra ngoài lối đi, đâm cả vào người. Xứ đó có giếng ngon nước, có dê tài nhảy, có vượn khéo hó, có chim đà điểu, có giống lơn Ba-tây, có sư tử và loài sài lang. Loài cỏ miền đó đều có củ ăn sâu xuống đất cát, hút nước để nuôi thân. Củ nó ngọt và mát, cách mặt đất độ hai thước, to bằng cái đầu trẻ con.
Một hôm ông đi đường, khát quá, đi đến một nơi, người bổn xứ da hơi vàng-vàng, nói tiếng líu lô khó hiểu. Dân ở đó riêng làm nghề vẽ, là hạng người giỏi nhứt châu Phi. Trước kia, người ngoài vào xóm kiếm nước, thường bị người bổn xử bắt nạt đến nỗi phải nổi giận, ra oai ngăm đe; người bổn xứ bèn lấy tên độc mà bắn lại. Chỉ có khi ông đến xin nước uống, thì có vẻ nhu mì đáng yêu. Có vài người đờn bà lấy nước chứa trong trứng chim đà cho ông uống. Song, ở xú đó không nước mưa, không giếng, không suối, thì lấy đâu có nước trong trứng chim đà? Phải biết rằng dưới cát bên sông còn có mạch nước, họ đào hố thả cỏ, để lọc cho sạch, rồi sau đó lấy ông lau hút lên, chứa trong vỏ trứng chim đà, lấy cỏ thút nút miệng trứng, đem về để ở dưới hầm trong xóm; người ngoài khó lòng kiếm được.
Một lát, ông và các bạn lại đi. Trời nắng không mây, bóng hồ lấp loáng, ông hơi hồ nghi. Một hôm, dường thấy nước mây man mác, chắc hẳn gần đến bờ hồ; ông mừng lắm! Trâu cũng đi mau, dường như vì khát mà chạy tới suối. Song, người đưa đường chế nhạo rằng: “Đó là mơ tưởng thôi; chớ cách hồ còn những 900 cây số nữa! Giây lát, đi đến một con sông nhỏ, lắm rừng, nhiều cây. Giống người ở đó không muốn chiến tranh với ai, cho nên họ đóng thuyền con, làm nhà nổi ở trên mặt nước. Thuyền thì làm theo hình cây gỗ thiên nhiên. Vì xứ đó nhiều sư tử và rắn độc, nên họ ở thuyền tốt hơn, cả nhà ăn nằm đều ở trong đó. Bọn ông cũng đi thuyền, so với xe trâu lại có vẻ êm đềm dễ chịu hơn. Theo sông đi lên, thấy có sông con từ bắc đổ lại. Ông hỏi cái nguồn sông đó, thì người bổn xứ nói: “Ấy là từ khu nhiều nước nhiều cây mà đổ lại.” Nghe vậy, ông cả mừng; nghĩ bụng đã có nguồn nước rừng cây, thì nhà ở ắt hẳn đông đúc, thật là chỗ tốt để truyền đạo. Nhưng, sao đồng vắng hãy còn mông mênh thế nầy! Vì vậy, Livingstone tìm được chỗ đất người đời chưa biết. Ngày một, tháng tám, năm 1849, ông tìm thấy cái hồ Ngami. Trong người châu Âu, chính ông là người đến đây trước nhứt. Ông cứ tiến lên, muốn đi khắp cả bờ cõi xứ đó; song viên tù trưởng ngăn trở, bảo ông cứ ở bờ hồ, chớ không giúp cho đi. Ông định cốn gỗ làm bè, chở xe trâu để vượt hồ; sau vì gỗ nát khó bó, không đi được. Về sau, biết trong hồ Ngami có nhiều cá sấu, hằng làm hại người và súc vật. Cự chả đã ông phải trở về, nói với người nhà rằng: “Khi nào muốn đi đến hồ, tôi xin làm người đưa đường dẫn lỗi.”
***************************************************************************