CHƯƠNG THỨ BA
Phải sử tử vồ, cánh tay bị thương
Ông đã đáp tàu. Bấy giờ vào giữa nửa đêm, trời quang, mây tạnh, trăng sáng vằng vặc, sóng vỗ ỳ ộp, gió thổi hây hây. Ông cùng với chủ tàu xem xét một bộ máy lạ. Ông hỏi về máy đó, thì chủ tàu đáp: “Tôi dùng máy đó để dóm ngắm trắng sao, dò thám đường lối trong biển. Ông đi truyền đạo châu Phi, có nhà thờ, vườn trại, có nhà cửa để ở. Ví bằng thám đường Châu Phi, thì phải có người bổn xứ đưa đường dẫn lối; huống chi chức ông không phải làm việc cỡi tàu, thì cần gì phải tập máy đó?” Nghe nói, ông cũng lấy làm phải. Song hằng nghe châu Phi có ngàn xóm bốc khói, mà gót chơn người da trắng chưa bước đến. Vả, phía bắt những xóm đó là nơi đồng vắng; từ đồng văng trở về bắc, người đời vẫn còn chưa biết. Nếu ta bước tới xứ đó, cũng như con tàu đi biển lạ đường, nên muốn học tập máy ấy để phòng ngày sau cần dùng. Tàu đi ba tháng, đến vịnh Algoa ở giữa biển Đại tây và biển Ấn độ.
Lìa tàu trên cạn, đi xe có bầy trâu kéo, qua đồng vắng rông hơn 700 cây số; hoặc uqa đồng nội vừa cao vừa phẳng, hoặc qua sườn núi không có lỗi đi, để sang sông Orange. Khi đến giữa sông, bánh xe sa xuống bùn lầy, trâu bồn lung tung, xuýt đắm cả người xuống sông! May nhờ có người câm cương giờ roi hò thét, được sáng đến bờ bên kia. Đến đây, thấy có chim phong tước hót ở trong rừng; chim đà chầu ở búi cỏ, cao hơn người thường, lanh hơn ngựa chạy.
Ở xứ đò, có con lanh dương, hễ nghe tiếng sung, thì nhảy cao đến ba thước tây. Mỗi ngày, phải chọn chỗ có nước để ở, hoặc cho trâu xuống sông uống nước, hoặc đi kiếm củi, hoặc đi tìm cỏ non; chiều đến, thịt chim đà làm cơm ăn.
Ông và người bạn hoặc lót cỏ để trải đồ nằm, hoặc chúi trong xe mà nghỉ. Mỗi sáng, đánh xe ra đi; đi độ 4,5 giờ, mặt trời chói lọi, bèn nghỉ một chút ở bên đường, hằng nhờ bóng mát trong xe để ăn cơm.
Không bao lâu, đi đến Kuruman, là chỗ ông Moffatt ở. Bấy giờ Moffatt còn ở nước Anh chưa sang. Kuruman vốn là một chỗ đất xấu, hẻo lánh hoang vu ; vì Moffatt khéo nghề nông phố, trồng các thứ rau và cây ăn quả, nên thành vườn trại tốt tươi.
Cách Kuruman ngót hai cây số, có suối nước, ông Moffatt dẫn nước đến chỗ mình ở để tưới cây cối. Livingstone liền nghỉ ở đấy ít lâu, nhưng chưa hề có ý ở mãi; vì ông không quên châu Phi có ngàn xóm bốc khói. Bởi cớ đó, nên chỗ đất người đời không ai biết tới còn cách xa Kuruman độ 400 cây số, thế mà chơn ông đi đến.
Ông lại khải trình, đi về phía Bắc. Hôm đó, không có gì ăn, phải lấy thịt tê ngưu làm cơm. Một hôm, dạy sớm, mới đi được 10 cây số, bỗng thấy một người cô nữ châu Phi chừng 11 tuổi, vì có kẻ dữ muốn bắt để bán làm mọi, nên người con gái đó chạy theo xe ông mà ẩn mình ở dưới. Ông hết sức binh vực, rồi đưa cơm cho ăn. Không bao lâu, kẻ đuổi bắt vác giáo chạy đến, người con gái mồ côi không biết kêu đâu kia phải tháo hột châu đeo cổ, dâng để cầu tha.
Bấy giờ người con của viên thổ tù ở xứ đó đã tin đạo Đức Chúa Jêsus rồi, bèn đuổi đứa bắt phải đi ngay. Livingstone vuốt ve cô bé đó mà yên ủi rằng: “Em, đừng sợ! dầu chúng kéo năm mươi người lại đây cũng không thể bắt em đi được nữa.”
Những người xứ đó đều là dân tộc rợ mọi cả. Họ đều lấy loài thú mà đặt tên chi tộc mình. Như trong đó có một chi tộc gọi là Khách lạc khách đại, tức là loài cá sấu vậy. Ông ở xứ đó nửa đêm, chưa thấy có ai biết tiếng Anh cả ; mà ông thì biết hết tiếng Bakwena và thói tục xứ đó: Đờn bà con gái rất là siêng năng vất vả. Người bổn xứ hung hăng dữ tợn, nên bộ lạc hằng hay đánh nhau. Chỉ có cái quyền của ông đồng bà bóng rất là lớn lao, ai cũng phải sợ. Họ nói bọn đồng bóng kia có thể ngửi biết những mưu kín giầy của người khác. Có thể đầu độc giết chết con trâu của viên tù trưởng, đồng bóng chỉ ngửi à biết được, sai đem trị tội. VÌ cái thuật đó, đồng bóng thường hay vu hãm người ta vào tù tội. Livingstone muốn trừ cái thói đồng bóng mê tín và nạn chiến tranh thê thảm của họ, bèn bảo cho họ biết cái đạo cốt yếu là lấy Chúa làm Cha, coi dân như cùng một bọc, coi vật như chung một loài.
Xứ đó tên là Lepelole, gần đồng vắng Kalahari lắm. Gần xóm có luồng nước, thế mà trong xóm khổ nỗi khô cạn. Đồng bóng hằng dùng thuật cầu mưa mà không hiệu nghiệm. Ông nói :”Tôi có thể làm khỏi khô cạn được.” Ông bèn lấy cuốc khai thông đường nước để tưới vườn trại trong xóm, làm cho rau đậu xanh tốt rườm rà. Ông lại xây một cái nhà ở. Đồng bóng đều lấy phép ông làm lạ lắm.
Bấy giờ ông mới đi đến đồng vắng Kalahari. Một hôm, đi đến bộ lạc Bakaa. Có người nói : “Xóm đó mới xảy một việc giết hại người ngoài đấy. Ông phải cẩn thận mới được.” Nghe nói, ông không có vẻ sợ hãi, vào thẳng trong xóm, rồi ăn cháo giữa chỗ đông người, và năm ở bên cạnh kẻ giết người ngoài đó để tỏ mình vẫn nhưng nhưng như không, chẳng hề phòng bị. Đoạn, lại ra đi, có vô số người mù, người què và người ốm xúm quanh xe trâu nhờ ông chữa trị. Ông lấy lòng thanh mà tiếp đãi cả, chớ không như ai chỉ lấy súng tay và roi vọt làm đồ đối phó.
Ông mạnh dạn về sự mạo hiểm, lấy lòng ôn hòa mà tiếp đãi người; mở mang vườn ruộng, vui chung với người ta. Bởi thế, cảm hóa lòng người,khiến họ biến đổi khí chất. Vả, ông vỡi tàu, chạy giỏi, săn bắn và lội nước đều trỗi hơn người da đen cả. Nhơn bấy giờ con trâu kéo xe mắc bịnh, ông bèn bỏ xe mà đi bộ. Người da đên nói lén với nhau : “Người ông yếu đuối, sao đi nổi được? Tuy làm ra bộ giẻo chơn, song không bao lâu, chắc sẽ mỏi mệt.” Nghe vậy, ông bèn hăng hái chạy lanh, trèo núi, chui hang, lanh lẹ mạnh mẽ lạ thường; người da đen không sao theo kịp, bèn nài ông đi thong thả.
Khi đó, có viên tù trưởng đánh nhau với chi tộc Lepelole, đuổi giống ấy bạt đi hết sạch. Ông bèn nói với chi tộc Hầu rằng : “Tôi ở đây, có được không?” Người tiểu tù trưởng thưa: “Chúng tôi xin múa hát chúc mừng mà hoàn nghênh; sẽ sai nhơn dân sửa sang vườn trại cho ông.” Ông bèn quyết ở xứ đó; song, trước phải đi về phía bắc bảy trăm ki lô mét. Mỗi chiều, ông hỏi người bổn xứ về đường đi lối lại; rồi lại thuật lịch sử Hội thánh cho họ nghe. Một bữa, xuống dốc núi, đang nói chuyện với người da đen, bỗng té nhào, bị thương ngón tay. Vết thương chưa khỏi, một buổi chiều kia, thấy sư tử đến vồ, ông vội bắn súng chống lại ; sư tử trốn mất, song chỗ tay đau lại nứt vỡ ra, máu chảy nhiều lắm ! Người da đên cảm cái ơn ông giữ gìn cho mình mà phải đau tay, nên tình nguyện cố chết theo ông, không muốn lìa bỏ.
Không bao lâu, về đến chi tộc Hầu. Xứ đó cách Kuruman chừng 14 ngày đường, có núi, có hang, đất tốt; nhưng cái nạn sư tử thì dữ dội lắm ! Mỗi chiều, tiếng gầm như sấm, những phu làm vườn phải nghỉ việc cả. Một ngày kia, sư tử đến nuốt trâu, người bổn xứ sợ quá, nói: “Sư tử đi, phải đi ban đêm; nay ra ban ngày, thật đáng khiếp lắm!” Vậy, dầu săn bắt, mà sư tử vẫn không sờn. Một hôm, sư tử đến ăn chín con dê, ông bèn lấy chúng bắn chết. Ông tên là Đa-vít, thật đáng sánh với Đa-xít Cựu ước đã đánh được sư tử. Ông cho rằng nếu sư tử bị thương, thì ắt kéo nhau trốn vào rừng núi, khỏi ra khuấy rồi. Kế đó, lại thấy một con ngồi trên hòn đá, bọn ông vây bắt, nhà võ sĩ Mỗ lấy súng bắn nó, đạn trúng vào đá; sư tử lấy lưỡi liếm, rồi trốn đi. Người bổn xứ nói sư tử có thuật tránh đạn. Ông nói: “Tôi đi lần rừng núi thấy con sư tử đang ngồi chồm chỗm trên hòn đá, đằng trước có bụi gai cách tôi chừng 8,9 trượng, tôi lấy súng bắn nó hai phát, nó vẫy đuôi lên, ra dáng giận dữ lắm. Tôi liền lắp đạn, lại muốn bắn nữa ; vừa mới xây lại, chợt nghe có tiếng rống lớn, nó đã vồ tôi, lấy móng cào vau, tôi đã ngay lập tức. Sư tử gừ gừ, giống như chó dữ vồ mèo vậy. Bấy giờ mê man, tôi không biết đau, cũng không biết sợ; song thấy một móng cào vào nơi sọ. Khi đó, người võ sĩ bắn hai phát súng, không trúng; sư tử bỏ tôi, ra vồ người ấy, ngoạm ngay vào mông. Bấy giờ có người thiếu niên, mà tôi đã cứu ngày trước, lấy giáo đâm nó; sư tử lại bỏ người võ sĩ mà vồ người thiếu niên. Một lát, sư tử vì bị thương nặng quá, bèn lăn ra chết…” Xét ra, xương vai ông bị dập nát cả! Vết răng sư tử cắn cọng mười một chỗ, cũng nguy lắm thay!