CHƯƠNG THỨ HAI
Ngàn xóm bốc khói
Đa vít dầu làm việc trong xưởng thợ, song hằng nghĩ đi thám đất ở nước ngoài: như các xứ châu Âu, Ba-tư, Ấn-độ, Điến-điện, và Trung-hoa, vàn vân, ông đều muốn đi qua bờ cõi cả. Thấy Gutzlaff, y khoa bác sĩ, đi sang nước Tàu, ăn mặc khách, phân phát sách vở, truyền đạo Tin Lành, Đa Vít cũng muốn nối gót ông ấy mà sang Tàu, bèn nói: “Guitzlaff theo gường Đức Chúa Jêsus đem thân Con một của Đức Chúa Trời xuống đời làm người, mà làm thấy thuốc truyền đạo; vậy ta cũng nên bắt chước ông Gutzlaff mà làm thấy thuốc truyền đạo”, Đó là cái mầm sự nghiệp của một đời ông Livingstone vậy. Song, Livingstone chỉ là một người trẻ tuổi làm trong xưởng thợ, kiếm được tiền mà mong làm thỏa cái chí mình được? Ví bằng theo nghề làm thuốc, chẳng những tốn kém, mà lại chậm trễ thì giờ. Ông bèn bàn với cha mẹ và mục sư ở xứ mình, ai nấy đều khen cái chi ấy. Một hôm, nói với cha mẹ rằng: “Mùa hè năm nay, con còn muốn làm việc ở xưởng thợ, để dành tiền lương ít nhiều; đền mùa đông, sẽ vào học tròng trường ở thành Glasgow.” Kịp đến mùa đông, có tuyết lớn, Đa-vít cùng cha ra đi, đi bộ đến thành Glasgow, nằm ở nhà trọ hạng người dân nghèo. Hôm sau, Đa-vít đem món tiền để dành đưa trả học phí. Khi cha đã về, Đa-vít cũng hơi buồn tẻ, hằng lấy sự hăng hái trèo núi để khuyên gắng mình, Sau ông gời thơ cho Công Hội ở Luân Đôn, xin làm chức đi thám đất nước ngoài. Đã nhận được thơ trả lời, ông bèn đến Luân Đôn, ra mặt người Hội trưởng (1838).
Đã đến Luân Đôn, ông đi thăm những mộ danh nhơn chôn trong nhà thờ chánh Westminster, sửng sốt dấy lòng kính mến; song không biết trước rằng sau cuộc trăm năm, ông cũng dự phần vinh hiển ấy. Hội Luân Đôn đã khen lời bàn của ông, nhưng buộc ông phải vào nhà trường Ongar, tập rèn học hành trước đã.
Bấy giờ Đa-vít có một chuyện đủ chứng là bậc mạnh dạn tài giời hơn người; Một buổi chiều kia, sương mù man mác, chiều trời mờ mờ, Đa-vít ra đi, định đến Luân Đôn thăm người bà con. Tối đến, mù nặng, xảy chơn ngã xuống rãnh. Đã đén Luân Đôn, nghỉ một chút, rồi trở về. Giữa đường gặp người đờn bà té nhào, bất tình nhon sự, Đa-vít bèn vực người ấy vào nhà trong xóm, tìm cách cứu chữa, rồi đi. Lại đi vài cây số nữa, lạc đường, kiệt sức, không dám nằm đất, bèn bíu cái bảng chỉ đường mà trèo lên, nhờ ánh sao sáng mà nhận đường lối. Gần nửa đem, mới về tới nhà. Một ngày đêm đi 60 cây số. Bạn đồng học ông nói chuyện với người ta rằng: “Nước, lửa, tường đá đều không đủ ngăn trở bước đi của Livingstone.” Lời đó đúng lắm!
Sắm sửa đủ đồ hành trang, muốn đi sang Tàu, song thấy bên Tàu bấy giờ có cuộc chiến tranh, nên không đi nữa.
Khi đó, có giáo sĩ Moffatt, cao lớn rậm râu, mới về từ châu Phi; ông ấy là người truyền giáo đi thám châu Phi trước nhứt. Bấy giờ, bề trong Châu Phi rất là kín-nhiệm, những bản địa-đồ đã vẽ, trừ đường đi xe ra, không còn có tên sông, núi, tỉnh, thành nữa. Ông Moffatt bảo về Livingstone rằng: “Ở về phía bắc chỗ chúng tôi đóng, có ngàn xóm thường bốc khói, song vẫn chưa ai đi thám xứ đó. Nghe nói, Living Stoen dạn dĩ xin đi. Công hội ưng thuận. Ông bèn về nhà, ngủ một đêm, rồi đi liền. Bấy giờ vào hồi 5 giờ sáng, ngày 17, tháng 11, năm 1840, cả nhà đều dậy, xúm lại uống nước chè, Đa-vít bèn đọc Thi-thiên 121:6, 7, 8 để yên ủi tấm lòng người nhà buồn nỗi li biệt. Trước hết từ giã mẹ và chị em gái. Cha tiễn con đến hải cảng Glasgow. Chẳng dè từ đấy cha con lìa nhau mãi mãi!