Ai lòng kiêu ngạo, nấy hay cưng mình. Kiêu ngạo như soi gương, như thổi kèn, như đăng quảng cáo để khoe mình. AI khoe việc mình, thì mất công đức về việc đó. Sự kiêu ngạo giống cái bao rỗng không, há dựng thẳng lên được? Nó rỗng không, không biết thương xót, khác nào trống càng rỗng càng kêu.
AI dám nói thật rằng: “Tôi tử tế hơn anh em?” Một nhà triết học trứ danh đã nói: “Trên tráng người rất tử tế, nếu lộ các vết lầm lỗi của mình, thì chắc muốn đội mũ che lấp đến tận mắt!” ôi! Lòng kẻ ác có bao đều thiên, lòng người thiện có bao đều ác, cho nên không ai dám nghiêm trách anh em, hoặc coi họ mà khoe mình là thánh đồ. Người nào khoe mình trổi hơn anh em, thì nên ngắm xem các bậc cao hơn, sẽ biết mình thật quá hèn mọn; vì mình dầu xấu xa đến đâu, cũng còn có người xấu hơn nữa, huống chi mình thánh khiết, há lại không còn có người thánh khiết hơn sao?
Có người hỏi một nhà triết học rằng Chúa cao cả đang làm việc gì? Ông chỉ lo nhắc người khiêm nhường lên, mà hạ người kiêu ngạo xuống.” Vậy, biết tôi kiêu ngạo dường như bị Chúa phạt nặng hơn mọi tội lỗi khác. Chỉ cần xét trong Kinh thánh chép lịch sử vua Nê-bu-cát-nết-sa, vò kiêu ngạo khoe mình lấy quyền cao cả và sự vinh hiển mà dựng được nước lớn, nên bị Chúa phạt ngay, buộc phải ở với thú rừng, ăn cỏ như bò, cho đến khi biết vâng phục Đấng Rất Cao. Các vua Pha-ra-ôn và Hê-rốt đều chết cách đánh kinh khiếp vì tội kiêu ngạo. Vậy biết Đức Chúa Trời gớm ghét tội đó là dường nào!
Kiêu ngạo hay sanh bởi dốt nát; hai đằng thương giao thông với nhau. Nó làm bạn điên dại. Nó liên lạc với nhiều đức tánh, nhưng làm cho ngẹt ngòi cả. Nó hay diệt mất sự vui vẻ. Nó giống như sương mù vậy bọc những người không ra gì. Không điều nhỏ mọn nào đáng chê đánh khinh bằng sự kiêu ngạo. Nhiều khi nó lại kết liên với sự độc ác. Một đứa trẻ xứ Sparte ăn cắp một con cáo con, vì lòng kiêu ngạo, nên thà chịu cáo lôi ruột mình còn hơn để người tình cờ bắt được. Ông kiêu ngạo sáng ăn ngon, trưa ăn xoàng, tối ăn khổ. Ông ấy chỉ thích đi đầu, không chịu đi cuối. Kiêu ngạo ắt phải thất bại. Xưa vua Sa-lô-môn có nói: “Sự kiêu ngạo đi trước, sự bại hoại theo sau”. (Châm ngôn 6:18). Sứ đồ Phao-lô cũng có ý đó: “Người mới tin đạo không được làm giám mục, e người tự kiêu mà sa vào án phạt của ma quỉ chăng” (I Ti-mô-thê 3:6). Có khi vì lòng tự kiêu, thầy giảng, mục sư, hoặc tín đồ phá việc đã lãnh nơi Chúa. Người có lòng tự kiêu không biết giao thông thân mật với Chúa. Ngài đã phán: “Ta ngự trong nơi cao và thánh, với người có kongf ăn năn đau đớn và khiêm nhường, đăng làm tươi tỉnh thần kinh của những kẻ khiêm nhường” (Ê-sai 557:15). Chúa Jêsus dầu là Con Đức Chúa Trời, nhưng Ngàu phán: “Con người đã đến, không phải để người ta hầu việc mình, song để mình làm giá chuộc nhiều người” (Ma-thi-ơ 20:28).
Kiêu ngạo hiếm khi đạt tới mục đích, Nó ham cao trọng và danh tiếng, nhưng kết quả chỉ được khinh dể và chê cười. Người kiêu ngạo dẫn giàu sang đền đâu, cũng sẽ bị người ghét. Đối với người ta, lễ phép thì có thể đổi thù ra bạn, nhưng kiêu ngạo thì đổi bạn ra thù. Một giáo sự nói: “Nếu kẻ kiêu ngạo, khiến tôi xa cách nó, thì tôi cũng vui, vì nó xa cách tôi.” Kẻ kiêu ngạo ít khi có bạn chơn chính: vì lúc giàu thì không thân thiết với ai, lúc nghèo không ai thân thiết.
Tự trọng khác với kiêu ngạo: vì nó không dám làm bậy, kẻo bị xấu hổ; cũng chẳng hạ mình làm hại ai. Đáng trách hay kiêu ngạo! vì xui người tự cao và yêu cầu nguyện kẻ jhacs phaiir nể mình. Sánh đời người với đời đời vô cùng, thì đời người chỉ bằng một giấy một phút; vậy sao còn dám kiêu ngạo? Trăm năm ai chẳng qua đời? dầu ngồi nai vua, hoặc ở nhà lá, cũng dường một giấc chiêm bao!
Tự trọng, tự phụ là tánh tốt; kiêu ngạo là tánh xấu. biết tự trọng, thì chắc tránh được việc dở, bươn theo con đường chánh đánh, quen đè nén tình dục, thành người tự chủ, Nhưng, phải biết tiết độ, kẻo thành kiêu ngạo.
Khi nào kiêu ngạo đi luôn với nghèo túng, thì đời người phải khổ sở. Vì tuy nghèo, vẫn phải làm bộ giàu có: phòng khách trang hoàng lộng lấy, những trong bếp thiếu đồ ăn; áo ngoài bằng lụa tuy đẹp, nhưng khó che kín áo rách ở trong, Kiêu ngạo là mẹ đẻ ra buồn bực và cay đắng. Ra ngoài, miệng cười hoa nở; về nhà, nước mắt mưa tuôn. Vậy biết kiêu ngạo thường chiến đấu với nghéo túng, nên người không được yên nghỉ.
Người kiêu ngạo hay ích kỷ, chỉ lo về mình; lại mở tưởng ai nấy để ý khen mình, nên muốn biết những lời người đã bình phẩm. Khi bố thí, kẻ kiêu ngạo chỉ cốt chuốc tiếng người khen; trái lại, ngườiời khiêm nhường chỉ muốn Chúa biết, và thích được Chúa khen. Về việc đó Chúa Jêsus đã phán rằng: “Khi ngươi bố thí, đừng thổi kèn trước mặt mình….để được người ta tôn kính…song khi ngươi bố thí, đừng cho tay tả biết tay hữu làm việc gì. Hầu cho sự bố thí được kín nhiệm; và Cha ngườiời, là Đáng thấy trong chỗ kín nhiệm, sẽ thưởng cho ngươi” (Ma-thi-ở 6:2-4).
Đáng khinh thay kẻ kiêu ngạo về sự giàu có! Kinh thánh có chép: “Khá coi chừng, chờn ói trong lòng rằng: Ấy nhờ quyền năng ta và sức lực của tay ta mà đoạt được những sản nghiệp này…vì ấy là Đức Chúa Trời ngươi ban cho ngươi sức lực đoạt được những sản nghiệp.” (Phục truyền 8:17).
Kiêu ngạo và khiêm nhường rất phản đối nhau, Ngườiời kiêu ngạo hay khoe mình; kẻ khiêm nhường biết mình vẫn thiếu thốn lắm. Kiêu ngạo là kết quả của dại dột, khiêm nhường là con cháu của khôn ngoan. Kiêu ngạo khiến lòng cứng cỏi; khiêm nhường gây tánh nhu mì. Kiêu ngạo không chịu nghe lương tâm quở trách; khiêm nhường gây tánh nhu mì. Kiêu ngạo không chiu nghe lương tâm quở trách; khiêm nhường lấy lòng kính mền nghe lời khuyên lơn. Vả, kiêu ngạo chối bỏ lời trí tuệ, tiếng trừng trải, và suj răn bảo của tôn giáo; trái lại, khiêm nhường lấy lòng phục tùng biết ơn mà nhận lãnh mọi lời dạy dõ chơn thật. Kiêu ngạo xui ngườiời ghen ghét; khiêm nhường khiến người yêu thương, Vì sanh lòng kiêu ngạo, nên thiên sứ đổi ra quỉ dữ; vì khiêm nhường, nên lắm người đươc jgioongs theine sứ.
Xin khuyên độc giả hãy lấy mực thước xứng đang so đo mình. Ta chăngr nên đo mình bằng sự tấm thường; nhưng phải bằng sự cao trọng trọn vẹn. Tục ngữ tây có câu: “Thà làm quan lớn trong làng hơn làm bậc nhì trong thành phố.” Câu đó thật dại dột lắm! Chỉ xui lòng người tự kiêu thôi. Dầu làm quan lớn trong làng cũng còn thiếu thốn. Phải sánh mình với người đúng đắn cao trọng trong xã hội, mới nức lòng làm ích cho đồng loại. Nếu xét sử ký thế gian, độc lịch sử những back đã từng cứu người giúp đời, thì mới thấy mình thật hèn mọn lắm, chẳng có gì đáng kiêu ngạo đâu. Chỉ có một mực thước đáng so đó, ấy là Chúa Jêsus. Đem đời ta và đời những người yếu đuối lầm lỗi mà sánh với đời trọn vẹn thánh khiến của Ngài, ắt sẽ khiến ta lấy lòng rất khiêm nhương sấp mình xuống đất. Ngài đã phán: “Ai muốn làm đầu, …thì phải làm tôi tới mọi người” (Mác 9:35). Nếu bị cám dỗ mà sanh lòng kiêu ngạo vì đã tấn tới trên đường đạo đức, thì chỉ nên xét mình hãy còn thiếu thôn nhiều đều, chắc sẽ biết khiêm nhường vậy. “Dầu Đức Giê-hô-va cao cả, thif cùng đoiá đến những người hèn hạ; còn kẻ kiêu ngạo, Ngài nhận biết từ xa” (Thi-thiên 138:6). Vậy, ta cần phải khiêm nhường để đẹp lòng Ngài. Ông Gordon đã làm đến chức nguyên soái, thế mà đáng đêm ông ra nơi vắng, quì gối trên cát, cầu với Chúa rằng: “Chúa ôi! Xin đừng để tôi tự kiêu vì được chức nấy. Xin dạy tôi biết khiêm nhường để làm trọn bổn phận.” Coi vậy, đủ biết ông ấy khiêm nhường để dường nào! “Phải trang sức bằng khiêm nhường; vì Đức Chúa Trời chống cự kẻ kiêu ngạo, mà ban ơn cho kẻ khiêm nhường” (I Phi-e-rơ 5:5) – Bà C.soạn.