Sách do ai viết?
Một học giả Do Thái thời hậu lưu đày (sau cuộc lưu đày) đã biên soạn tài liệu từ nhiều nguồn lịch sử để ghi lại lịch sử của dân tộc mình. Người này không được nêu tên và vẫn là một ẩn số, mặc dù Ê-xơ-ra đã được coi là một ứng cử viên. Dù “Tác giả Sử ký” là ai, ông đã sử dụng các tài liệu chính thức và không chính thức để viết tài liệu lịch sử này. Như đã nói trước đó, II Sử ký ban đầu được ghép với I Sử ký thành một sách, được tách thành hai sách kể từ khoảng năm 200 trước Công nguyên khi Bản Bảy Mươi (Septuagint), bản tiếng Hy Lạp của Cựu ước, được dịch.
Chúng ta ở đâu?
Sử ký thứ hai kể về thời gian từ khi Sa-lô-môn lên ngôi (năm 971 trước Công nguyên) cho đến khi vương quốc Giu-đa phía nam cuối cùng bị lưu đày ở Ba-by-lôn vào năm 586 trước Công nguyên. Trọng tâm của sách là về Giu-đa. Tác giả quan tâm nhiều hơn đến việc kể câu chuyện về dòng dõi của Đa-vít, người trị vì Giu-đa, hơn là về lịch sử của vương quốc phía bắc Y-sơ-ra-ên. Vị trí trung tâm của Giê-ru-sa-lem, nơi có đền thờ, cũng phù hợp với trọng tâm bao quát của sách về chức thầy tế lễ.
Một lần nữa, II Sử ký có lẽ được viết vào thế kỷ thứ năm trước Công nguyên, “sau khi một nhóm nhỏ người Do Thái trở về Giu-đa sau sự sụp đổ của Đế chế Ba-by-lôn. Với ý định xây dựng lại đền thờ và tái định cư Đất Thánh, cộng đồng nhỏ bé sớm thấy mình phải đấu tranh chỉ để tồn tại. ” Người Do Thái cuối cùng đã xây dựng lại đền thờ nhưng đã mòn mỏi trong nhiều năm trong cuộc chiến giành lại đất đai. Trong bối cảnh đó, Sử ký đã miêu tả lịch sử Do Thái, tập trung vào những ân phước mà Đức Chúa Trời ban cho khi các nhà lãnh đạo trung thành với Luật pháp của Ngài.
Tại sao II Sử ký lại quan trọng như vậy?
Sách mở đầu bằng cảnh Sa-lô-môn thiết lập ngai vàng của mình trên một quốc gia thống nhất, củng cố quyền lực của mình và dẹp tan các cuộc nổi loạn ban đầu (II Các Vua 2). Sau đó, ông đã xây dựng đền thờ tráng lệ của Đức Chúa Trời, sử dụng các kế hoạch mà Đức Chúa Trời đã ban cho cha mình, Đa-vít. Sáu trong số chín đoạn dành mô tả việc Vua Sa-lô-môn tập trung vào việc xây dựng đền thờ, một nhiệm vụ được dành cho ông từ trước khi sinh ra (II Sử ký 2–7).
Khi vương quốc bị chia cắt dưới sự cai trị của Rô-bô-am, con trai của Sa-lô-môn, những người Lê-vi từ khắp Y-sơ-ra-ên đứng về phía Rô-bô-am và đổ về Giê-ru-sa-lem để tiếp tục nhiệm vụ thầy tế lễ của họ (10:1–19). Nhưng các triều đại là một chu kỳ của sự công bình và sự bại hoại. Một số vị vua hoàn toàn xấu xa, coi thường Luật pháp của Đức Chúa Trời và dẫn dắt dân sự vào những hành vi tội lỗi. Một số vị vua, chẳng hạn như Sa-lô-môn, khởi đầu là công bình nhưng đã rời bỏ Chúa. Những người khác đi lạc nhưng đã ăn năn, chẳng hạn như Ma-na-se (33: 1–25). Một số vị vua, chẳng hạn như Ê-xê-chia và Giô-si-a, đã được tôn vinh với văn bia “Người làm điều thiện trước mặt Đức Giê-hô-va” (29:2; 34:2). Trong suốt II Sử ký, sự trung thành đã được đền đáp; sự phản bội đã được phán xét.
Một người yêu thích lịch sử sẽ thích thú với nhiều đề cập đến các nhân vật lịch sử thế tục trong khoảng thời gian này. Từ Tiếc-lát Phin-nê-se của A-si-ri, San-chê-ríp của A-si-ri, Nê-bu-át-nết-sa của Ba-by-lôn, các nhà lãnh đạo nước ngoài không phải Do Thái đóng vai trò nổi bật trong vận mệnh chính trị của Giu-đa.
Ý tưởng lớn là gì?
Người Do Thái thời hậu lưu đày cần được nhắc nhở về Đức Chúa Trời của họ là ai và Ngài hành động như thế nào. Lịch sử đã cung cấp bài học tốt nhất cho họ. “Tác giả sử dụng lịch sử của Giu-đa để chứng minh rằng Đức Chúa Trời ban phước cho dân Ngài khi họ trung thành và vui vẻ thờ phượng Chúa.”
Một tác giả đã nói rằng:
“Lịch sử tự nó là một lời mời gọi tôn thờ và một lời mời gọi hy vọng. Nếu cộng đồng người Do Thái đang gặp khó khăn ở Giu-đa cũng đặt Đức Chúa Trời lên hàng đầu như các thế hệ tin kính trước đây, và bày tỏ sự cam kết của họ bằng lòng nhiệt thành thờ phượng tương tự, thì chắc chắn Chúa sẽ bày tỏ lòng thành tín của Ngài với họ. Dòng dõi Đa-vít sẽ lại lên ngôi của Si-ôn và vương quốc của Đức Chúa Trời được thành lập trên khắp trái đất.”
Làm cách nào để áp dụng điều này?
Như đã làm đối với dân Y-sơ-ra-ên, lịch sử có thể gợi nhớ nhiểu điều. Bạn có thể nhớ những lần Chúa ban phước cho bạn? Những kỷ niệm như vậy tự nó cũng là những ân phước, cũng như sựkhích lệ để duy trì sự nên thánh, với hy vọng và niềm tin.
Nếu bạn khó nhớ lại những thời điểm cụ thể khi Chúa làm việc trong cuộc đời bạn, hãy xem xét thói quen tĩnh nguyện của bạn. Một nhật ký cầu nguyện ghi lại những lời cầu nguyện được hỏi và những lời cầu nguyện đã được trả lời có thể đóng vai trò như một cẩm nang “lịch sử” của riêng bạn. Đức Chúa Trời muốn chúng ta ghi nhớ công việc của Ngài, vì vậy chúng ta cũng có thể ca ngợi Ngài về sự tốt lành của Ngài và có hy vọng cho tương lai của chúng ta!
Nguồn: Insight for Living (Charles Swindoll)
Bạn có biết Kinh Thánh được viết trong ít nhất một khoảng thời gian một ngàn năm trăm năm và có hàng chục các tác giả khác nhau không? Tuy nhiên, có một chủ đề chính xuyên suốt trên các trang Kinh Thánh. Bạn có biết chủ đề đó là gì không? Và mỗi cuốn sách có ý nghĩa gì vì nó liên quan đến toàn bộ? Những ý tưởng chính được chứa trong mỗi sách là gì?
Tại đây bạn sẽ tìm thấy phần giới thiệu tổng quan các sách trong Kinh Thánh nhằm giúp bạn bắt tay vào việc tự học và nghiên cứu cuốn sách vĩ đại nhất từng được viết. Bạn sẽ thấy Kinh Thánh vẫn còn phù hợp với chúng ta ngày hôm nay.