Ai đã viết sách này?
Như chúng ta đã lưu ý trong phần trước, I và II Các vua ban đầu bao gồm một sách lịch sử. Tác giả không được chỉ định trong văn bản và cũng không được các học giả biết đến. Ông rất có thể là một nhà tiên tri, bởi vì nhiều sự kiện lịch sử đã được ghi lại dưới ánh sáng của Y-sơ-ra-ên, và sự trung thành của Giu-đa, hay sự không chung thủy với giao ước của họ với Đức Chúa Trời. Ê-xơ-ra, Ê-xê-chi ên và Giê-rê-mi đều được cho là có thể là tác giả.
Chúng ta ở đâu?
II Các vua tiếp tục lịch sử của vương quốc bị chia rẽ, tiếp tục câu chuyện vào khoảng năm 853 trước Công nguyên. Năm 722 trước Công nguyên, quốc gia hùng mạnh A-sy-ri đã xâm chiếm vương quốc phía bắc, phân tán và bắt giữ người dân Y-sơ-ra-ên. Chỉ có Giu-đa vẫn còn nguyên vẹn. Nhưng sau đó, A-sy-ri đã phải thảm bại trước người Ba-by-lôn, những kẻ đã chiếm thủ đô Ni-ni-ve của A-sy-ri vào năm 612 trước Công nguyên. Đến năm 605 trước Công nguyên, Ba-by-lôn thống trị Giu-đa, đã bắt một số tù nhân đi, và vào năm 586 trước Công nguyên, Ba-by-lôn đã phá hủy Giê-ru-sa-lem và bắt thêm nhiều tù nhân. Nhiều người được coi là có giá trị đối với những kẻ xâm lược, như tiên tri Đa-ni-ên và các thành viên của hoàng gia, đã được đưa đến Ba-by-lôn từ rất sớm. Đến cuối sách các vua, dân Chúa không còn sinh sống trên miền đất hứa của họ. Nhiều khu vực của đất nước đã bị trở nên gần như không thể ở được do sự tàn phá, đốt cháy và các chiến thuật phá hoại khác của quân đội Ba-by-lôn, trong khi dân sự đã bị nô lệ, phân tán và tàn sát bởi kẻ thù của họ.
Sách kết thúc với một đoạn kết, đưa ra một cái nhìn về số phận của Giê-hô-gia-kin- người cai trị thực sự cuối cùng trước khi một loạt các vị vua bù nhìn được Ba-by-lôn cài đặt. Nếu Giê-rê-mi đã viết sách Các vua, ông không thể viết phần này, lấy bối cảnh ở Ba-by-lôn, vì ông đã bị đưa đến Ai Cập nhiều năm trước.
Tại sao sách II Các vua lại quan trọng như vậy?
II Các vua có nhiều sự kiện và con người độc đáo. Hai người được sống lại từ cõi chết (II Các vua 4:32-37; 13;20-21). Tiên tri Ê-li rời khỏi trái đất này mà không chết (2:1-1); Hê-nóc là người duy nhất trong Kinh Thánh làm như vậy (Sáng thế 5:21-24). Nước sông Giô-đanh được rẽ ra hai lần (II Các vua 2:8, 14). Những điều này và những sự kiện kỳ diệu khác minh chứng rằng Đức Chúa Trời vẫn tiếp tục làm việc giữa vòng dân sự Ngài.
Khoảng thời gian được thuật trong sách này đã chứng kiến sự xuất hiện của các tiên tri viết đầu tiên ở Y-sơ-ra-ên. A-mốt và Ô-sê đã đến với dân Y-sơ-ra-ên, trong khi Ê-sai, Giô-ên, Mi-chê, Na-hum, Ha-ba-cúc, Sô-phô-ni và Giê-rê-mi là tiên tri ở Giu-đa, cả hai nhóm đều kêu gọi dân sự ăn năn và cảnh báo họ về những phán xét của Chúa. Tác giả đã dành nhiều thời gian thuật lại về chức vụ Ê-li-sê sau khi Ê-li được đưa lên thiên đàng, đặc biệt chú ý đến vô số phép lạ mà Ê-li-sê thực hiện.
Không một vị vua nào của Y-sơ-ra-ên được mô tả là đã làm điều đúng đắn trong mắt Đức Chúa Trời; thảy đều dẫn dắt dân sự dấn sâu hơn vào sự thờ hình tượng. Một số vị vua của Giu-đa được xem là công bình, đáng chú ý là Giô-ách, Ô-xia, Ê-xê-chia và Giô-si-a. Ê-xê-chia đã ngăn chặn dân A-sy-ri bằng cách tin cậy vào Chúa để giải thoát. Giô-si-a sau đó đã thiết lập một cuộc cải cách thuộc linh thậm chí còn lớn hơn. Tuy nhiên, cả nỗ lực này cũng không đủ để dịch chuyển phán quyết cuối cùng của Đức Chúa Trời trên dân sự theo như những lời rủa sả của Giao ước Môi-se (Phục truyền luật lệ ký 28).
Ý chính là gì?
Các vấn đề thế giới đóng một vai trò quan trọng trong số phận của Y-sơ-ra-ên và Giu-đa. Tuy nhiên, tác giả của II Các vua đã kết nối trực tiếp sự bội đạo của dân Do Thái – do các vị vua gian ác của họ dẫn đầu – với sự hủy diệt quốc gia của họ, chỉ ra đó là phán quyết của Chúa dành cho những đứa con bướng bỉnh của Ngài. Bất chấp những lời cảnh báo lặp đi lặp lại từ các vị tiên tri của Chúa, kêu gọi họ ăn năn và trở về với Chúa, dân sự vẫn tiếp tục sống trong tội lỗi. Để rồi họ hối tiếc sau này vì đã không tin rằng Chúa sẽ cho phép quốc gia của họ bị hủy hoại bởi những kẻ xâm lược nước ngoài.
Tuy nhiên, Đức Chúa Trời cũng không quên lời hứa của Ngài với Đa-vít. Đức Chúa Trời đã cứu một tàn dư trong dân sự và giữ nguyên dòng dõi hoàng gia để một ngày nào đó dân của Ngài có thể trở lại vùng đất của họ để chờ đợi Đấng Cứu Chuộc đã hứa.
Làm thế nào để tôi áp dụng điều này?
II Các vua dạy một bài học quan trọng trong cuộc sống: hành động sẽ dẫn tới hậu quả. “Hãy ăn năn! Tội lỗi sẽ phải chịu phán xét”, Đức Chúa Trời đã cảnh báo thông qua các tiên tri. Y-sơ-ra-ên và Giu-đa đã học biết cách cay đắng rằng Đức Chúa Trời nghiêm túc thực hiện là những gì Ngài phán.
Chúng ta sẽ học như thế nào? Hãy xem xét tấm lòng của bạn. Liệu bạn có cứng lòng, chống lại tiếng gọi của Chúa? Hay bạn có thể thừa nhận tội lỗi của mình và quay lại với Ngài?
Nguồn: Insight for Living (Charles Swindoll)
Bạn có biết Kinh Thánh được viết trong ít nhất một khoảng thời gian một ngàn năm trăm năm và có hàng chục các tác giả khác nhau không? Tuy nhiên, có một chủ đề chính xuyên suốt trên các trang Kinh Thánh. Bạn có biết chủ đề đó là gì không? Và mỗi cuốn sách có ý nghĩa gì vì nó liên quan đến toàn bộ? Những ý tưởng chính được chứa trong mỗi sách là gì?
Tại đây bạn sẽ tìm thấy phần giới thiệu tổng quan các sách trong Kinh Thánh nhằm giúp bạn bắt tay vào việc tự học và nghiên cứu cuốn sách vĩ đại nhất từng được viết. Bạn sẽ thấy Kinh Thánh vẫn còn phù hợp với chúng ta ngày hôm nay.