GHEN TƯƠNG dùng trí nhớ làm cái móc để treo những sự hiềm thù. Có hạng người thích mở gói hiềm thù trong chứa bao người mình oán giận và bao đều mình khó chịu.
Ghen tương là tánh trái nghịch, làm lộn xộn mọi năng lực khác của trí khôn. Quỉ Sa-tan tỏ tánh ghen tương trước nhứt: thấy hai ông bà thuỷ tổ vô tội, nó ganh gổ, cám dỗ cho phạm tội để huỷ phá loài người. Cho nên thi sĩ Milton có tả trong cuốn văn kiệt tác, nhan đề là “Le Paradis Perdu,” rằng: Quỉ Sa-tan dầy lòng ghen tương, vẫn muốn huỷ phá những sự tốt đẹp, chớ không thích xem. Từ đó đến nay, tánh ấy vẫn muốn làm hại Ngài mãi. “Sự căm gan vốn hung dữ, và cơn giận như nước tràn ra; nhưng ai đứng nổi trước ghen tương?” (Châm 27:4).
Tấn sĩ Locke có hỏi người mù tưởng sác đỏ ra sao, thì người mù đáp: Nó giống như tiếng kèn! Trí mình phải nhờ sự mình biết rồi mới tưởng tượng được sự chưua từng trải. Người có tánh ghen tương dường như đui mù, không muốn công nhận những sự nhơn đức của người khác, song bởi trí tưởng tượng độc ác, nó bèn đổi ra xấu, Thấy người nhơn đức, nó cho là giả hình hoặc lừa dối; thấy người khôn khéo tài giỏi, nó cho là làm bộ thông thái, hoặc kiêu ngạo; thấy người đờn bà nhan sắc mĩ miều, nói nói vu rằng không tử tế, hoặc hào nhoáng bề ngoài; thấy người văn hay vẽ khéo, nó khinh dễ, cho là quá thường. Thế là nó coi khinh hoặc làm giảm giá những sự đẹp đẽ vui thú.
Ghen tương ai, tức là nhận nấy trôi hơn mình. Xem khi đoán xét Chúa Jêsus, Phi-lát hỏi dân chúng rằng: “Các ngươi muốn ta tha người nào Ba-ra-ba hay Jêsus gọi là Christ?” Chúng đáp: “Ba-ra-ba” (Ma 27:17). Chúng không ghen ghét Ba-ra-ba là kẻ giết người, nhưng ghen tương Ngài là Đấng hiền lành, nhơn từ, vô tội, và trội hơn. Về chuyện Giô-sép cũng vậy, các anh thấy Giô-sép giỏi hơn, có quần áo đẹp hơn, và được cha thương yêu hơn, nên ganh gổ, đến nỗi nhứt định bán em làm mọi (Sứ 7:9). Kìa, hãy coi mấy con lừa xin chó sói đuổi ngựa đi. Chó soi hỏi: “Con ngựa có cắn, đá, hơacj tranh đồ ăn của các anh không? Hay là các anh thiếu chỗ?” Bầy lừa đáp: “Không, nhưng khi con ngựa đứng bên chúng tôi, thì ai cũng thấy chúng tôi chỉ là con lừa.” Vậy, kẻ muốn đuổi người trổi hơn, vì sợ người ta so sánh mà coi khinh mình, chẳng cũng dại dột như bầy lừa kia sao?
Thấy kẻ lân cận sang trọng sung sướng, kẻ ghen tương lằm bằm ganh gổ, dường như chính mình mất tiền nuôi họ; nên chi nó thường đau lòng chói mắt, khác nào có ánh sáng mặt trời chiếu vào, làm cho chảy nước mắt trời chiếu vào, làm cho chảy nước mắt, loá con ngươi. Tánh ấy gây nên những tánh xấu xa như gớm ghét, hiềm thù, dối trá, và tình dục đồi bại nảy bởi tánh vấp phạm của loài người. Tánh ghen tương ấy cũng như cái máy xe lửa không cầm giữ, nó chạy mau quá, đến nỗi trật ngoài đường rầy, làm cho đoàn xe tan nát, hành khách tử thương. Hơi ghen tương, biết bao tấn kịch gớm ghê thê thảm đã làm hi sinh dâng trên bàn thờ mầy!
Trí tuệ kẻ ghen tương giống như sóng biển làm vẩn bùn lên. Cá mực phun nước đen để làm mờ tối chỗ nước sạch xung quanh những cá may mắn hơn mình; nhưng rủi thay, nó chỉ làm tối mịt một vùng nước biển nơi mình ở! Cũng vậy, người ghen tương có ý làm hại người lân cận thạnh vượng hơn mình, nhưng chỉ làm rối lòng mình thôi. Thấy kẻ quyền cao chức trọng, nó run rẩy, khác nào kẻ say rượu mê-man tưởng ai nấy làg quỉ muốn xé nuốt mình. Xưa có chuyện một chim phụng ganh gổ con phụng khác, bèn nói với người đi săn rằng: “Ông ơi, tôi muốn ông bắn chết con phụng kia.” Người đi săn đáo: “Nếu ngươi chịu nhỏ cho ta một vài cái lông để làm tên, thì ta có thể bắn tới con phụng kia.” Phụng ta liên rút một cái lông cánh mình. Người đi săn dương cung bắn, nhưng không tới phụng kia, vì nó bay cao quá. Phụng ghen tương cứ rút mãi lông ra, đến nỗi không thể bay được nữa. Người đi săn bèn quay lại giết nó! Bạn ơi, nếu bạn ghen tương, thì chỉ có thể làm hại được một người tức là chính mình. Xin hãy nhớ chuyện Ha-man ganh gổ Mạc-đô-chê, dùng mộc hình để treo người trên đó, nhưng không ngờ chính mình sẽ bị treo nơi ấy (Ê-xơ-tê 6:4).
Ai có tánh ghen tương, nấy bị khốn cực gấp hai, vì vừa tức tối về sự thạnh vượng của kẻ khác, vừa buồn bực về nỗi khổ sở của mình, thật “sống trong sự hung ác tham lam, đáng bị người ta ghét và tự chúng ta cũng ghét lẫn nhau” (Tít 3:3).
Ghen tương là tánh muốn ngang bằng hoặc trổi hơn người khác, chẳng vì nhờ việc làm haowcj tài năng mình, nhưng vì làm giảm công đức hơacj tài khéo của người khác. Nó tìm thế hạ người xuống để nâng mình lên. Nó ghét nghe tiếng khen người khác. Nếu phải chia xẻ danh tiếng với ai, thì nó không đẹp lòng. Bởi vậy, khi lỡ dịp, nó rất khó chịu, buồn bực quá đỗi, vì thấy người tranh đua được thắng hơn mình. Plutarch, một nhà sử ký trứ danh, có nói về Dionysius là kẻ cầm quyền táo bạo, rằng: “Vì giận Philos-cenius, nhà âm nhạc, và Plato, nhà triết lý, sao dám tài giỏi hơn mình, nên Dionysius sanh lòng ghen tương, khép hai người đó vào hình phạt!”
Có người ao ước được danh tiếng bao nhiêu, thì ghen tương người khác có danh tiếng bây nhiêu. Con mắt ghen tương hay nhìn công đức tốt đẹp của người khác có danh tiếng bấy nhiêu. Vả, mắt đó dường đau, không chịu ánh sáng được. Mình càng có danh tiếng, càng có người ghen mình, vì ai có tánh nết đúng đắn cao trọng, vẫn bị nhiều người thù nghịch. Khi mặt trời mọc lên, ánh sáng chói loá, khiến cho vô số con ruồi tỉnh thức. Cũng vậy, khi có người trổ tài lớn lao, lộ trí sáng láng, ắt sẽ có bầy sâu bọ bay đến để đốt, cắn và khuấy rầy. Nhơn đức không đứng nổi với ghen lương. Vì kẻ ghen tương không muốn bắt chước sự tốt đẹp, nên hay tìm cách làm giảm tốt kém đẹp đi.
Nên sáng ghen tương với loài sâu làm hư bông hoa, và con mọt ăn hại thóc lúa. Ai có trí khôn, há lại muốn bắt chước loài sâu làm nhớp bông hoa nhơn đức tinh sạch, hoặc con mọt đục khoét tài năng và cuộc vui của người thiện hay sao? Kinh thánh dạy ta tránh tánh gớm ghê ấy rằng: “Nếu anh em có sự ghen tương cay đắng và sự cạnh tranh trong lòng mình, thì chớ khóc mình…. Vì ở đâu có những đều ghen tương tranh cạnh ấy, thì ở đó có sự lộn lạo và đủ mọi thứ ác” (Gia-cơ 3:14-16).
Vả lại, nguồn ghen tương là gì? Ấy là sự tốt đẹp của người khách. Câu trả lời đó khiến ta hổ thẹn dường bao! Thật vậy, ghen tương tức là nhận mình hèn kém người khác. Tánh ấy chỉ gây nên sự xấu hổi và trí thèm tiếc, ta nên có đủ tư cách tự trọng mà phá diệt nó đi. Vậy thì ghen tương ai, tức là nâng người ấy lên, nhưng sự nâng đó không có chút gì nhơn từ.
Ghen tương là cỏ lùng mọc khắp mọi nơi, và chịu được hết mọi thuỷ thổ. Nó mọc tươi tốt trong đồng nội cũng như trong vườn nhà vua, hành động dữ dội trong lòng người thượng lưu cũng như trong lòng người hạ lưu. Vậy, không cứ sang, hèn, giàu, nghèo, thầy giáo, học trò, ai nấy cần phải chống cự tánh ấy, vì “lòng bình tịnh là sự sống của thân thể; còn sự ghen ghét là đồ mục xương cốt” (Châm 14:30). Tánh ấy dễ đỗ những người đầy dẫy tội ác nổi lên làm loạn nghịch cùng Đức Chúa Trời. Ta phải canh giữ kèo nó lén vào ẩn núp trong lòng mình.
Ghen tương giống như thuốc độc, làm cho người mệ, té nhào, ngã lòng và chán đời. Nó nhờ sự nói hành, nói vu mà làm hại người mình ganh gổ. Tánh ấy thật dại dột và đáng gớm ghét. Không bao giờ nó cho người phục nó được yên nghỉ. Nó giống như thứ rắn cứ cắn mình cho đến chết. Vì không ai chịu nhận mình có tánh ghen tương, nên khó chừa bỏ. Hỡi độc giả! Hãy nhờ Chúa soi sáng lòng mình, kẻo có ghen tương giấu tại đó chăng. Nếu có, thì phải nhờ Đấng Christ trao tình yêu thương đầy lòng anh em, vì “tình yêu thương chẳng ghen tị.” Khi thật lòng yêu nhau, ta ăt tìm cách làm ích cho người trước mình ghen tương, mà “kinh kẻ mình đáng kính.” Đó là đánh thắng được tánh ghen tương, và tỏ mình là tín đồ xứng đáng của Chúa.
Phước thay Hội thánh nào mà mục sư, thầy giảng, chấp sư, và tín đồ đều yêu thương nhau, đến nỗi không chút ghen tương gì cả! Như vậy mới đủ treo gương trọn vẹn, và đáng đợi Chúa tái lâm để lãnh phần thưởng quí báu.
Bà C. soạn
****************************************************************
CÁC NHÀ THÁM HIỂM ĐẦU TIÊN
Mục sư J. R. TURNBULI
Lạ thay! Các nhà sang xứ Pha-lê-tin trước nhứt không phải là hạng đã sành nghề khảo cổ đâu, nhưng là một vị giáo sư và một ông truyền giáo. Những vật hai ông tìm thấy lại kỳ dị lắm, đến nỗi giục lòng hàng ngàn tín đồ thông minh cũng hăm hở lo toan đất thánh đó.
Hai ông, tên là Edward Robinson và Eli Smith, lấy Kinh thánh làm như sách học, dạo khắp gần xa trong xứ Pha-lê-tin để tìm cho biết những chỗ Kinh- thánh nói đến. Trước năm 1838, thời kỳ hai ông khởi hành, chưa ai nghĩ đến việc ấy. Nhờ việc hai ông yêu chuộng Kinh thánh như thế, nên bây giờ trên mặt địa đồ Pha-lê-tin mới có mấy chục tên riêng mà trước chưa có; sau đâu cần phải sửa lại một vài chỗ, nhưng phần nhiều cũng đã đúng lắm. Đó là nhắc cho ta biết chắc rằng sự cần nhứt để hiểu thấu quê hương Kinh thánh là phải có lòng quý trọng Kinh thánh, là sách trổi hơn mọi sách.
Năm 1848, ông Lynch làm chức phó thuyền trưởng, và tấn sĩ Anderson sành khoa hoá chất, dương buồm bơi thuyền từ biển Ga-li-lê xuôi sông Giô-đanh tới biển chết, thấy thấp hơn Địa-trung-hải độ bốn trăm thước tây.
Hồi năm 1870, mục sư J. A. Paine được Hội thám hiểm Mỹ cử đi thám xứ Pha-lên-tin, tìm núi Phích-ga mà Môi-se đã chết trên chót (Phục-truyền 3:27). Năm trước, các nhà nghiên cứu lời tiên tri Kinh thánh đã luận nhiều về núi Phích-ga và núi Nê-bô. Một ông, mà tác giả gặp ở thành Giê-ru-sa-lem, quyết đến một hang đá núi Nê-bô, mong tìm hòm giao ước mất đã lâu đời. Vì một câu hồ đồ trong sách II Mác-ca-bi, nên ông mới có ý tưởng ngông cuồng đó! Nếu Giê-rê-mi hoặc người nào muốn giấu hòm giao ước trên núi Nê-bô, thì ai có trí khôn chác cũng biết rằng họ không chịu biên vào sách cho cả thiên hạ biết chỗ mình để. Những người dốt khoa khảo cổ mà bày chuyện lạ như thế, chỉ xui người ta ngời thiệt sự về các thành cổ chơn chánh thật đã tìm được mấy trăm chỗ ở Pha-lê-tin mà Kinh thánh nói đến. Vả bài nầy chỉ nói đến kết quả công việc của các hội khảo cổ đáng tin đáng khen đó thôi.
Ông Sir Charles Warren là người thứ nhứt đứng khai quật nơi thành Giê-ru-sa-lem cổ, Vì các người mê tín đạo Hồi ngăn trờ, nên ông phải đào hầm dưới đất để đi thảm đường lối chung quanh Đền thánh. Các nhà nghiên cứu đạo Chúa đều hăm hở xem xét việc ông đào các vật cổ ở tường phía đông Đền thánh. Kết quả việc đào đường hầm thật lạ lùng lắm! Tường giềnh-giàng bao bọc khu đất Đền thánh ngập sâu xuống đất độ hai mươi lắm thước đến bốn mươi thước tây. Đá dùng xây tường có hòn dài đến sau thước tây; và, trên các hòn đá xây móng, có dấu hiệu các thợ nề người Phê-ni-xi mà vua Sa-lô-môn mướn xây tường cho mình, cách nay đến ba ngàn năm. Việc đào hầm thật khó, vì các quan theo đạo Hồi thường chống-nghịch. Nhưng. Vui thay! Việc đó có kết quả chứng thật Kinh thánh chép chuyện vua Sa-lô-môn lập giao ước với Hi-ram. Vua Ty-rơ, xứ Phê-ni-xi (I các Vua 7:13).
Hồi năm 1894, có tấn sũ Bliss, và sau đó mấy năm, lại có một vài người kế tiếp, đều tìm được nhiều sự rất lạ về Thành-thánh. Chắc các tín đồ cũng thích đi xa để coi tường cổ mà. Nê-hê-mi xây lại, tức là tường còn đứng nơi phía nam thành Giê-ru-sa-lem trong đời Chúa Christ. Bây giờ góc tây nam Giê-ru-sa-lem có một nhà trường con trai xây trên hòn đá lớn bằng phẳng, chính là nơi đời xưa đã xảy ra “tháp lò” mà sách Nê-hê-mi nói đến (Nê-hê-mi 3:11). Gần đó, trong nghĩa địa người Anh, có còn dấu tích ba lần tường đá thuộc đồn luỹ vua Sa-lô-môn. Tại đó, khách du lịch thấy có mấy bậc đục trong hòn đá, có lẽ là nơi Sa-lô-môn. Tại đó, khách du lịch thấy có mấy bậc đục trong hòn đá, có lẽ là nơi Sa-lô-môn, vùa đáng tôn kính, đứng trong phong cảnh rực rỡ mà ngắm trũng Hi-nôm. Cứ theo tường Nê-hê-mi đi về phía đông, thì đến phần tường cảu vua Ô-xia xây, mà trong đời vua ấy Ê-sai đã bắt đầu nói tiên tri cách dạn dĩ. Một chốc, ta tới chỗ hai vách tường giáp nhau, gần đó có phần dưới một cái cửa cổ lắm. Ấy là Cửa Trũng mà tại đó Giê-rê-mi theo lời Chúa bảo, đã “đập cái bình bằng đất,” làm dấu cho dân biết tai nạn nào sẽ xông vào thành Giê-ru-sa-lem (Giê-rê-mi 19:). Về đời khác, chính bởi Cửa Trũng đó, Giê-rê-mi đi đêm ra xem tường xiêu đổ và phải tu bổ thế nào. Lúc đi bộ, theo dãy tường cũ phía nam ấy, ta lấy làm cảm ơn cái mai của nhà khảo cổ đã làm thật rõ nhiều câu Kinh thánh.
Tấn sĩ Bliss cũng đã phát lộ được thành quê hương của tiên tri Mi-chê, cùng đời với Ê-sai. Mi-chê ở thành Ma-rê-sa cách thành Giê-ru-sa-lem độ một ngày đường. Quanh thành cổ đó có nhiều hang đá to lắm. Mấy nhà học thức tưởng những người cao lớn mà xưa ông Giô-suê đã đuổi, thường ăn ở trong các hang đó. Tên giống người cao lớn đó là Hô-rít, có nghĩa là jau pử trong các hang. Tác giả đã đứng trong một hang đá to nhức ở xứ đó, ném đá không tới nóc hang được. Cũng có nhiều hang khác như thế nữa. Cách thành Ma-rê-sa một vài ki-lô-mét có những mảnh tường xiêu đổ của thành A-đu-lam mà gần đó vua Đa-vít đã “trốn trong hang đá” (I Sa-mu-ên 22:1). Đã biết chắc hai thành cổ A-then và Rô-ma ở đâu, thì há lại không biết đúng các thành đã chép trong chuyện Đa-vít thắng Gô-li-át ở đâu sao? Khách du lịch ngày nay có thể “lựa các đá bóng láng” chính dưới khe mà xưa Đa vít đã lựa (I Sa-mu-ên 17).
Việc tấn-sĩ Macalister phát lộ thành cổ Ghê-se (Giô-suê 21:21) thật là một công cuộc tỉ mỉ trong khảo cổ học. Ròng rã năm năm trời, hằng ngày nhịn nhục, ông cất từng lớp rác khỏi thành cổ đó. Trước kia, người ta đã tìm được một hòn đá nền nhà, trên có khác mấy chữ bằng tiếng Hê-bơ-rơ: “Giới hạn thành Giê-se.” Bởi thế, biết chắc đó là đúng chỗ thành Ghê-sê cổ vậy. Thành cổ nầy đã trải qua bảy thời kỳ văn mình tối cổ trước đời Áp-ra-ham ngót một ngàn năm. Dàn đầu tiên ở thành cổ đó hay cư-xử trong các hang đá, có lẽ cũng là một với dân tộc Hô-rít ở núi Hô-rê trước khi chưa có dân Ê-đô-mít. Họ đã phát lộ được một bức tường các tháp và cửa của dân A-mô-rít. Vả, họ phát lộ một “nơi cao” cổ mà xưa dân Y-sơ-ra-ên thờ lạy hình tượng trước khi bị xâm lấn bởi vua Nê-bu-cát-nết-sa, là người được Chúa sai phạt dân đó (II Vua 24:1). Càng đào sâu xuống đất, thì lại thấy một đường hầm mà người ta dùng để múc nước khi giặc vây thành. Các vật xưa đáng gớm ghiếc còn lại nơi ấy chứng rằng Chúa hình phạt dân đó thật phải lắm, vì thấy họ dường lấy trẻ con sôngs làm hi sinh mà bỏ vào cái bình đất sét để dâng các tà thần. Lại thấy một cái cũi nhốt rắn để thờ lạy, và có mấy tấm đá vẽ tranh tục tỉu để khêu tình gợi dục, khác nào những sự dơ dáy mà người ta làm ở nước Ấn Độ.
Khảo cổ học chẳng những bày tỏ chuyện buồn về tội xưa, mà lại tả được chuyện vui rực rỡ như ánh sáng mặt trời nữa. Tước cuộc Âu-chiến, người ta phát lộ được Bết-sê-mét mà Kinh thánh có chép về nơi đó rằng: “Chúng để hòm của Đức Giê-hô-va trên xe… Hai con bò cái đi thẳng theo đường về Bết-sê-mét, vừa đi vừa rống” (I Sa-mu-ên 6:11). Giữa các vật xiêu đổ, người ta thấy tro tàn mảnh vụn và các bình đất sét của thành cổ đó mà San-chề-rít, vua A-si-ri, đã xông đến đánh trước đời Đức Chúa Jêsus độ bảy trăm một năm. Đức Chúa Trời theo lời tiên tri đã khiến dân Y-sơ-ra-ên phải đi đày và bị tản lạc. Nầy, đúng như lời tiên tri Ngài đã định sẵn, Đức Chúa Trời dùng cuộc Âu chiến vừa qua mà sắm sẵn đất Pha-lê-tin để rước dân Y-sơ-ra-ên về. Dàn đó đang từ các nơi thiên hạ trở về đất cũ. Vậy, bao giờ Vua trên các vua sẽ tái-lâm?
************************************
CÓ GIEO, CÓ MỌC!
BÊN Pháp có một thầy bản quyền Tân-ước cho người lính, nhưng người lính nói chơi rằng sẽ dùng để châm lửa mà hút thuốc lá. Qua mấy năm sau, thầy đó trọ ở một nhà khách sạn, thấy ông bà chủ hàng đang buồn vì có con mới chết trận. Song ông bà đó nói rằng: “Khi chết, con tôi được bình yên vui vẻ biết bao; vì con tôi giữ một sách nhỏ và đọc luôn, nên được yên ủi lắm! Sau khi đã hỏi rõ chuyện, thầy đó biết người chết ấy chính là người lính mua Tân ước và nói chơi ngày trước. Hột giống gieo đó đã được kết quả! Có nên cố bán các sách Kinh thánh mà gieo giống qui đó?