Chúa Jêsus đã nêu gương chia sẻ Tin Lành với những người có hoàn cảnh rất khác nhau. Phương pháp của Ngài là gì? Yêu thương. Trong câu chuyện về người phụ nữ bên giếng nước này trong Giăng 4, chúng ta thấy Chúa Jêsus gác lại các kế hoạch, dành thời gian cho người phụ nữ và đặt câu hỏi cho bà — không lên án hay dung túng tội lỗi của bà mà mang lại cho bà hy vọng về một cuộc sống đầu phục Đức Chúa Trời. Đây là cách Chúa Jêsus kêu gọi chúng ta thực hiện Đại Mạng Lệnh của Ngài — với tình yêu thương của Ngài.
Những người Do Thái chính thống cảm thấy ghê tởm cách người Sa-ma-ri kết hợp giữa niềm tin của người Do Thái và sự thờ hình tượng. Vì vậy, khi Chúa Jêsus bắt đầu đi bộ từ Giê-ru-sa-lem đến Ga-li-lê, những người chỉ trích Ngài sẽ nói rằng Ngài không nên đi con đường hai ngày rưỡi qua Sa-ma-ri. Thay vào đó, hầu hết người Do Thái sẽ đi đường vòng năm ngày trong sa mạc bỏng rát để tránh tiếp xúc với người Sa-ma-ri.
Nhưng, trong Giăng 4: 4-26, Chúa Jêsus đi ngay vào trung tâm thành Sa-ma-ri, nơi Ngài dừng lại và nghỉ ngơi tại một cái giếng, rõ ràng là không tránh những người Sa-ma-ri. Dù mệt mỏi vì cuộc hành trình của Ngài, Ngài vẫn chờ đợi một người phụ nữ bị ghét bỏ và đặc biệt bị xem thường. Bà đã bị xem thường vìc sinh ra đãlà một người Sa-ma-ri, bởi giới tính được coi là thấp kém vào ngày đó, và bởi sự vô đạo đức khét tiếng của bà. Tuy nhiên, đây là người mà Đấng Christ, Con Đức Chúa Trời, đã chờ đợi.
Chúa Jêsus nói với người phụ nữ này: “Ví bằng ngươi biết sự ban cho của Đức Chúa Trời, và biết người nói: “Hãy cho ta uống” là ai, thì chắc ngươi sẽ xin người cho uống, và người sẽ cho ngươi nước sống.” (Giăng 4:10). Và bà thách thức Ngài rằng: ” Hỡi Chúa, Chúa không có gì mà múc, và giếng thì sâu, vậy bởi đâu có nước sống ấy? Tổ phụ chúng tôi là Gia-cốp để giếng nầy lại cho chúng tôi, chính người uống giếng nầy, cả đến con cháu cùng các bầy vật người nữa, vậy Chúa há lớn hơn Gia-cốp sao?” Nhưng Chúa Jêsus đáp lại một cách nhẹ nhàng, “Phàm ai uống nước nầy vẫn còn khát mãi; nhưng uống nước ta sẽ cho, thì chẳng hề khát nữa. Nước ta cho sẽ thành một mạch nước trong người đó văng ra cho đến sự sống đời đời” Trong nguyên bản, từ mà người phụ nữ dùng cho “nước” có nghĩa là nước đọng lại trong bể chứa. Tuy nhiên, từ “nước” của Chúa Jêsus có nghĩa là một dòng nước sống sủi bọt, luôn tươi mát.
Chúa Jêsus ở lại giếng bởi vì Ngài biết rằng nước của thế gian không bao giờ có thể làm thỏa mãn. Chúa Jêsus ở lại giếng bởi vì Ngài biết rằng người phụ nữ bị tổn thương, hận thù và tuyệt vọng này chỉ có thể tìm thấy sự thỏa lòng trong Ngài. Chúa Jêsus ở lại giếng bởi vì Ngài biết rằng chỉ có nước hằng sống của Ngài mới có thể mang lại cho bà tình yêu thương đích thực mà bà đang tìm kiếm.
Và bởi vì Chúa Jêsus đã ở bên giếng và để chính Ngài đến gần và sẵn sàng để chứng tỏ tình yêu thương của Chúa Cha, người phụ nữ này đã thú nhận tội lỗi của mình, ăn năn, chấp nhận món quà của Ngài, và được thay đổi vĩnh viễn. Và sau đó bà ra ngoài và truyền giáo cho cả thị trấn của mình!
Cầu nguyện: Lạy Chúa, tình yêu thươngcủa Chúa thật đáng kinh ngạc. Cảm ơn Ngài đã cho con nguồn nước sống của Ngài. Xin giúp con chia sẻ nguồn nước này với những người Ngài cho con gặp gỡ và mở mắt con để con nhìn thấy họ. Con cầu nguyện nhân danh Chúa Jêsus. Amen.
Tác giả: Michael Youssef, Ph.D