Ở những nơi khai mỏ, có khi phải đáo xuống đất sâu đến một cây số, mới lấy được than hoặc các loài kim. Những khách du-lịch, vì tánh tò-mò, thường thích xuống hầm mỏ mà xem-xét.
Một bữa, có một ông khách là người vô-tin, xin phép xuống thăm một mỏ kia. Trong khi theo một người thợ mỏ, là tín-đồ Đấng Christ, ngôi trong thang máy, thì ống ấy có nói lắm lời thô-tục và phạm-thương, làm mếch-lòng người thợ mỏ lắm. Ông tả hỏi: “Địa ngục có xa bằng đáy mỏ này không?” Bác thở mỏ đáp: “Thưa ông, tôi không biết địa-nhục cách xa chừng nào; nhưng, nếu chiếc thừng thang máy nầy đứt, thì chưa đầy hai phút, ông sẽ ở đó.”
“Chờ hề dối-mình; Đức Chúa Trời không chịu khinh-nể đâu; vì ai gieo một giống chi, lại gặt giống ấy”(Ga-la-ti 1.6:7).
MUỐN LÀM HẠNG NÀO?
Về sự thí của, có ba hạng người: Hạng thứ nhứt ví như hòn đã, hễ muốn được gì, thì phải lấy búa mà đập; song chỉ được đá vụn và lửa nảy mà thôi. Hạng thứ nhì ví như bọt biển, càng bóp bao nhiều, thì càng được nhiều nước bấy nhiêu. Hạng thứ ba ví như tầng ong, không cần phải đập hay phảo bóp, tự-nhiên cũng được mật ngon.
Hạng thứ nhất là người cứng lòng và hà tiện, nếu không bị ép thì không chịu cho chút gì. Hạng thứ nhì là người có lòng tốt, hễ quyên thì cho, càng quyên càng cho. Hạng thứ ba là người vui lòng mà cho cách ngọt-ngào, chớ không đợi ai phải hỏi. Vậy độc-giả làm hạng người nào?
“Hãy biết rõ điều đó, hễ ai gieo ít thì gặt ít, ai gieo nhiều thì gặt nhiều. Mỗi người nên tùy theo lòng mình đã định mà quyên ra…..Đức Chúa Trời yêu kẻ thí của cách vui lòng.” (11 Cô-t,9:6,7).
AI BIẾT SUY-GẪM?
Tôi yêu-mến luật-pháp Chúa (tức là Kinh-thánh) biết bao! Trọn ngày tôi suy-gẫm luật-pháp ấy.” (Thi-thiên 119:97).
Andrew Bonar có nói về một người tín-đồ đơn-sơ ở nhà-quê đã “suy-gẫm” suốt bộ Kinh-thánh đến ba lần. Ấy chính là ý của trước-giả câu Thi-thiên ở trên vậy. Không những xem mà thôi đâu, lại còn suy-gẫm nữa, đến nỗi giống như ông Luther “đã rung mỗi cây trong vườn Đức Chúa Trời là lượm lấy trái.” Nguyên-văn hai chữ “suy-gẫm” có ý là đặt mình vào giữa một việc gì để hiểu thấu lấy sự thật. Sự suy-gẫm quan-thiệp với trí-khôn cũng như sự tiêu-hóa quan-thiệp với thân-thể. Nếu ăn không tiêu, thì thân-thể không được ích-lợi mà ngày một gầy-còm. Nếu được muốn ích lớn trong những điều thấy nghe, thì ta phải có sức tiêu-hóa về phần trí, tức là sự “Suy-gẫm” vậy. Nếu muốn mua lẽ thật, ta phải trả giá như lời Phao-loo gởi cho Ti-mô thề rằng: “Hãy săn-sóc chuyên lo những việc đó, hầy cho thiên-hạ thấy những sự tấn-tới của con.” Vua Đa-vít yêu-mến lời Chúa, nên mới suy-gẫm, nên càng yêu-mến bội phần.
LỊCH SỬ KHÁC VỚI ĐỨC-TIN!
Một người Nhựt-bổn đã trời lại đạo, có nói: “Tin Đức Chúa Jêsus chết, thì chẳng được cứu, vì chỉ là đều thuộc về lịch-sử mà thôi. Nhưng tin Đức Chúa Jêsus chết vì tôi, thì được cứu, vì đó là đức-tin”. Vậy hỡi anh em! Muốn có đức-tin hay muốn thuộc lịch-sử?
CÓ HUYẾT Ở ĐÓ KHÔNG?
Người Giu-đa (Juifs) thuật một chuyện cảm-động về lễ Vượt-qua thứ nhứt, tức là một điều kinh-khiếp mà thiên-sứ Chúa để hủy-diệt các con trưởng-nam của xứ Ê-díp-tô, nhưng không làm hại những nhà người Giu-đa có huyết bôi trên cột và mày cửa.
Một người Giu-đa kia chỉ có một cậu bé chừng mười tuổi, nâng-niu quí-hóa lắm. Bởi huyết chiên con dùng trong lễ Vượt-qua bôi trên hai cây cột và mày cửa, nên mạng cậu được giữ khỏi lưỡi gươm thiên-sứ hủy-diệt.
Trước khi đi ngủ, cậu bé hỏi cha rằng: “Huyết có thật bôi nơi cửa không?” Cha nói quyết rằng mọi chuyện đã làm theo luật-pháp cả rồi. Cậu bèn ngủ.
Nhưng buổi tối hôm đó, cậu ngủ không yên giấc, nhiều lần thức dậy, vừa sợ, vừa hỏi: “Cha yêu-dấu ơi, huyết có thật bôi nơi cửa không?” Lần nào cậu cũng được cha làm cho vững lòng.
Gần nửa đêm, cậu lại thức dậy, lòng đầy kinh-khiếp. Lần nầy, chẳng có điều chi khiến cậu yên tâm. Ông thân phải ẵm cậu để cậu tự thấy huyết cứu-chuộc.
Sợ thay! Cửa chưa bôi huyết, nên vẫn trắng tinh: chủ nhà đã sai đầy-tớ bôi huyết chiên con dùng trong lễ Vượt-qua rồi đấy, thế mà nói lại quên đi mất.
Người cha sợ hãi, chạy đi kiếm huyết về rảy vào cửa. Khi đã làm xong việc bỏ quên rồi, bèn đặt cậu bé nằm trên giường: cậu ngủ yên. Thiên-sứ hủy-diệt đi ngang qua, không ngừng bước trên cửa nhà đó.
Ngày nay, ta chỉ được cứu bởi tin Đấng Christ chịu chết trên thập-tự-giá núi Gô-gô-tha, để đền tội ta, cứu ta khỏi án phát.
Nếu anh em có thể nói rằng: “Ngài đã yêu tôi và đã phó chính mình Ngài vì tôi”, thì Đức Chúa Trời sẽ đáp: “Ta thấy huyết, sẽ vượt qua các ngươi; các người sẽ không bị hủy-diêt.”
DỐT BIẾT, GIỎI KHÔNG!
Đầu thế-kỷ trước, lắm kẻ nói quyết rằng dân Cafres và dân Hottentots (giống đen ở Nam-phi-Châu) gần như muông-thú đến nỗi không thể đem những điều yếu-lược về văn-minh và về đạo đáng Christ mà trau-giối vào lòng họ được. Nhưng nhờ các giáo-sĩ Tin-lành tốn công nhọc sức, nên trong dân hai xứ đó cũng có nhiều người tập đọc và nhở ảnh-hưởng Kinh-thánh mà con-cái họ hóa ra cao-thượng.
Một bữa, có hai giáo-sĩ tới thăm ông tù-trưởng giống đen đó, thấy ông đang ngồi trên nền nhà lầu. Ông gần chín mươi tuổi và đui-mù; ông biết khách là hạng người nào, bèn tuôn tràn giọt lụy, bắt tay họ, tạ ơn Đức Chúa Trời vì được họ đến thăm.
Đoạn, ông vừa bốc một nắm bụi đất, vừa nói: “Chẳng bảo lâu, tôi sẽ lẫn với bụi đất nầy, nhưng tôi sẽ thấy Đức Chúa Trời. Tôi đui-mù, nên không thấy ánh sáng mặt trời nữa, song tôi sẽ thấy Đức Chúa Jêsus nhồi bên hữu Đức Chúa Trời và sẵn-sáng tiếp-rước linh-hồn tôi.” Lời người mọi-rợ nói đó thật trái với ý-tưởng của Trajan, vua nước Rô-ma ngày xưa hay bắt-bớ đạo, nói cách buồn-thảm khi sắp qua đời: “Đầu nầy không đội não triều-thiên nữa, tai nầy không mê âm-nhạc nữa, mắt nầu không ưa cảnh đẹp nữa…Hỡi linh hồn ta, sẽ đi đâu?
“Thế gian cậy sự khôn-ngoan mình, chẳng nhờ sự khôn-ngoan Đức Chúa Trời mà nhận-biết Đức Chúa Trời.”(I Côr.1:21).