MỘT nhà duy vật kia bấy lâu nức tiếng là người nghe rộng thấy nhiều. Một bữa, gặp bạn thiết mình, tên là Cơ Đốc Đồ. Đôi bên hàn huyên trò chuyện, rồi bắt đầu đàm luận đến việc đời, và nhứt là đời quí báu ngày sau. Khi ban đầu mới gặp nhau, Cơ Đốc Đồ hỏi Duy Vật rằng:

– Ủa nầy! Chào ông Duy Vật, lâu nay có phát tài không? Ông thường mắc lo việc đời chớ?… Ừ, ông suy tưởng về cái kho của báu mà tôi đã trao cho ông ngày nọ ra làm sao?

Nghe nói câu ấy, ông Duy Vật ra bộ chẳng hiểu rõ ý gì cả, ngó Cơ Đốc Đồ, bạn mình, hồi lâu, rồi hỏi:

– Có kho của báu gì đâu? Tôi thật không hiểu ông nói đó, xin hãy nói lại rõ ràng cho tôi biết chớ!

– Phải, để tôi nói lại thật rõ cho ông nghe, nhé! Kìa, ngày nọ, tôi có trao cho ông một quyền sách, ngoài bìa có đề chữ lớn rằng: Kinh thánh cựu ước và Tân ước. Tôi há chẳng rõ rằng: Nếu ông chịu khó đọc kỹ quyển sách nầy, ắt sẽ tìm được khó của báu đó, ư?

– Ờ, thôi đi, tên tôi đây đã chỉ nghĩa rõ ra rồi, ông còn nói đều ấy làm chi. Sách ông tôi mượn nào có giúp gì cho tôi ! Tôi là kẻ nô lệ của công việc mình. Dầu vậy, tôi vì nể ông nhiều lắm, có đọc mấy đoạn sách đól nhưng trong ấy tôi nào có thấy những của báu như lời ông đã hứa đó đâu? Thật, nếu ở không, thì thà đi đến thành thị, xem xe hơi chạy, tàu bay liệng, tàu thủy giong ruổi, tưởng còn có thú vị hơn.

– Trong đời nầy, còn ai xét luận như quí hữu nữa? Về phần tôi đây, thật dám nói quyết rằng: Sách thánh có một giá trị tuyệt đối, các cuộc giàu sang quyền tước ở thế gian nầy muôn phần khôn sánh kịp. Trong thời kỳ bắt bớ đạo kia, có vô số tín giáo thà chịu bỏ của cải, mất quyền tước, bị đầy, bị sỉ nhục, thiết chút phải chết vì đạo, chớ không chịu từ chối mà bỏ các của báu đã tìm được trong sách ấy.

– Những người ấy chẳng qua là kẻ mơ mộng, điên cuồng, say mê việc hư không , chẳng có cái gì là chơn lý, thực sự cả. Ta thử luận sơ cái đời văn minh, cái đời máy móc, thì biết hay dở thế nào. Loài người ngày càng bắt Tạo Hóa phải lôi các cái bí mật ra cho mình, hoặc về thủy, hoặc về hỏa, bất luận trong ngũ hành, chẳng cái nào tránh khỏi được, Họ dường như có phép thần thông mà thâu đường rút lối, dầu xa muôn dặm cũng gân như tấc gang. Khoa học càng tấn bộ mãi lên, thì không việc gì không làn được. Còn Sách thánh nào có như vậy, nào phép lạ, nào việc phi thường, nào là Đức Chúa Trời gì gì đi nữa, tôi đâu có thấy được mà tin? Chỉ làm cho mình đọc đến phải ngủ gục lên ngủ gục xuống mà thôi. Ở đời, phần việc nào tôi thấy được, tôi mới tin được.

– Ông Duy Vật ôi! khá lưu ý đó chút, kẻo bước sai đường. Rôi ai khôn ai dại sẽ lòi ra hết, chớ đừng tưởng…Bây giờ tôi xin giúp ông tin chắc vô số việc mà mình chưa từng thấy và không hề lấy mắt mình mà thấy được bao giờ ; nhưng nhờ các bằng cớ chắc chắn đích xác ở ngoài và ở nởi kẻ lân cận mình. Ông ôi ! ông không tin cái gì là quái, là phi thường… phải, có cái ông nên tin lắm buộc ông phải tin, chớ đừng mỉn cười mà chi, kêu la mà chi. Tho ý tôi ông cũng chẳng qua là một cái quái, có lẽ quái hơn bao nhiêu cái quái ở thế gian nầy. Bởi ông công nhận quả quyết rằng : -Mà tưởng mình ông, chớ hiếm gì nhà thông minh hiền triết thế gian nầy cũng đều công nhận, ôi! đức tin mạnh mẽ thay!…-Thỉ tổ mình là con khỉ độc, do đó sanh hạ bao nhiêu con cháu, thì có lẽ bà mẹ của ông cũng là một con khí cái chớ, còn các ông là bầy khỉ con của hai ông bà ấy. Vậy chẳng phải là nhắm mắt mà công nhận cái thuyết ấy, cái tang chứ lạ lùng ấy ư?… Có khi nào thấy một con vượn (khỉ) phát mình giây thép gió chăng? Có đời nào thấy một con khỉ độc ngồi cưỡi máy bay từ New York đến Paris trong 33 giờ ½ chăng? Chính ông cũng có ngồi máy bay, cũng có phát minh giây thép gió. Quả hẳn ông là dòng dõi của bọn khỉ độc, khỉ cái kia mà bao nhiêu ngày ông đã bằng lòng công nhận vậy. Bao nhiêu con cái ở trong vườn bách thú Aniers đều là kẻ tiền bối của ông mà! Cho nên cái tánh hung dữ, cái chất tàn bạo của các bực huynh trưởng ông cang fngayf càng tăng lên mà không giảm xuống. Người ta xầm xì rằng: Trong các phòng thí nghiệm ông đương khảo cứu cách kín đáo mà làm ra nào thuộc ngột, nào trái phá, để dùng à giết người trong lối vài giờ và cả một thành phố lớn cũng được. Ông tưởng rằng cuộc Âu chiến (1914-1918) nghiêng trời động đất vừa rồi chẳng qua là một trò trẻ chơi ; nếu sánh với cuộc sẽ xảy ra đến nữa thì thuật trăm ngàn phần chưa được một !

– Thôi, tôi không muốn nghe nói nữa, cái lưỡi quí hữu xấu xa quá, cách biện luận của ông thật cái tư kỷ quá.

– Có sao nói vậy, có thêm bớt gì mà ông kêu. Bấy lâu nay ai ai cũng đều nói chớ. Ông Duy Vật ôi, tôi cũng công nhận cuộc văn minh tấn bộ của ông; song những sự phát minh vĩ đại và những cái công tác lớn lao đó chẳng qua mới biết các sự vật một cách sơ lược mà thôi. Có lắm vấn đề đáng đau đơn nghiến răng hơn nữa, như sự chết, sự than thở, cái vĩnh sanh, thì khoa họa của ông phải chịu câm, không giải quyết được, sự văn minh tấn bộ đành chịu không làm nổi. Tại làm sao? Vì biết bộn về nhiều lối mà không biết nguồn gốc của tội ác. Ấy là một cái căn bốn bất trị, sanh ra lắm cái đảo điên, mất trật tự ở nơi thế gian nầy. Lại cũng vì ông không thấu triệt nổi, mà quyển Sách thánh quí báu nầy cũng không buồn mở ra cho ông xem, không buồn khai tâm cho ông thấy của báu, ông phải chịu dốt về đó, chịu buồn chán về đó. Sách thánh của chúng tôi quả là một cái mỏ của báu thiêng liêng, tốt tươi, chói rạng quí giá hơn mọi vật. Muốn lấy cái của báu ấy, thì phải xuống tận đáy mỏ, chớ chẳng phải ở trên mặt đất nầy mà quơ quào sơ sài, lấy cuộc cuộc chơi vài cái, rồi cái nản lòng như ông đã làm. Có khó mới có khôn, có nhọc mới có ăn, việc gì chẳng phải mệt nhọc mới làm nên được. Ông có muốn được của báu chăng? Thế thì pahri lại đằng cái miệng giếng khiêm nhường mà đi xuống đáy mỏ. Ông Duy Vật ôi, xin ông chớ tưởng tượng theo ý mình mà bài xích Đức Chúa Trời ra ngoài vòng vũ trụ. Ngài đã là “có” sao chịu để cho “không”. Khi ông ở tại nơi miệng giếng khiêm nhường, thì thấy giếng ấy sâu lắm! Không có thang máy, phải nhờ cái thang rất cứng, tên là chơn thành; phải lần lần theo từng nấc thang cho vững vàng, tên là nấc cẩn thận, can đảm, nhẫn nại nết na và công bình vân vân. Leo xuống đến được đáy, ông không còn lo sợ nỗi gì nữa, vì mình sẽ nằm an nghỉ trên một hòn đá vững chắc, tên là chơn lý. Ừ! quên, dưới mỏ ấy tối tăm lắm, bầy lâu nay thói thường ong hay dùng vật chất mà giúp sáng cho vật chất, song ở cái mở nầy thì không thế, có sáng gì đi nữa, cũng chẳng qua như giống chuột nhắt ở dưới hang mờ mờ mà thôi. Bởi ông chưa biết đến cõi thần linh, mà cõi ấy cũng chưa biết ông, nên phải dùng cái đèn lồng nhỏ nầy, gọi là đức tin, mà thắp lên cho sáng. Tôi dám khuyên ông, ông nên lo sắm sửa đi. Có cái đèn đó rồi, thì cũng phải coi chừng cái hơi than đá dưới mỏ. Muốn tránh cái họa ấy, thì không bằng thắp dầu Thánh Linh. Nói vậy, có lẽ ông ngạc nhiên mà hỏi lửa Thánh Linh thì lấy ở đâu mà thắp bây giờ? Nầy, ông Duy Vật! Hãy mau mau quì gối xuống…Ông nên biết rằng, ở trong khoảng không gian nầy, ban đầu cũng nờ sự quì gối xuống mà tạo thành mọi sự. Chúa Cứu Thế có phán: “hãy xin, thì sẽ được .” Lại rằng: Nếu các người là dòng dõi hung ác còn biết cho con cái mình những vật tốt lành thay, cố nhiên Cha ta ở trên trời sẽ ban Đức Thánh Linh cho người nào nài xin Ngài. Ấy vậy, hãy cậy đức tin mà nắm lấy cái cuốc cầu nguyện đăng khởi công làm. Hãy cầm đèn mình đã thắp bằng lửa Thánh Linh mà đi thám hiểm cách dạn dĩ; nhưng phải nhớ quì gối xuống là đầu mọi việc, nhé. Vì Đức Chúa Trời chống nghịch với kẻ kiêu ngạo mà hay ban ơn cho kẻ khiêm nhường. Đầu tôi không phải là tiên tri, cũng dám nói chắc trước rằng: Viên ngọc tìm được ban đầu hết là cái nầy: “Đức Chúa Trời dựng nên loài người theo hình Ngài và giống như Ngài.” Đều đó cũng đã qúi báu lắm rồi nhé… Thật xứng đáng cho ông Duy Vật mà cũng cho Đức Chúa Trời nữa đó. Còn đối với cha vượn đực và mẹ khỉ cái của ông cũng quí báu xứng đáng muôn phần. Ôi, loài người vì cái vạ không nhìn nhận cái nguyên thỉ quí báu ấy mà thường phải sa xuống bực thấp hèn nữa, tức là dưới hạnh khỉ và vật ít linh tánh nữa mà. Mỗi khi tìm được cái nguyên chung thiêng liêng mình, chắc ông phải động lòng thương cảm, nhớ đến cố hương, tức là vườn “Ê-đen”đã bị mất. Dầu thế nào cũng phải rán tìm cách mà lại vào đó chớ! Kìa, nhà đại thi sĩ có than tiếc rằng: “Loài người là một vì thần bị giáng hạ, nhớ mãi các từng trời…”Viên ngọc thứ nhì đợi ông tìm đén nó, ấy là: “Đức Chúa Trời thương yêu thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy, không bị hư mất, mà được sự sống đời đời.”

Thôi, ông Duy Vật, tôi nói cùng ông nãy giờ đã lâu rồi, tôi xin ngừng lại để cho ông tự xét. Nói nhiều, e ông mất hứng vui, làm hư cái thú mỗi bước tìm được một viên ngọc quí báu, mỗi viên càng thêm quí báu, diệu mầu. Đức Chúa Trời thương xót ông lắm. Chúa Jêsus-Christ cứu ông mà…Câu chắc chắn nầy đã đủ giúp cho linh hồn ông được phát quang, tâm thần ông được tự giác đến đỗi chói sáng hơn ngọc. Rồi ra trong ngày sẽ tới, Chúa nương vinh quang mà tái lâm, ông sẽ được sáng láng quí báu như ngọc trên mão triều thiên của Ngài.

Ông ôi! cái địa vị thiêng liêng của ông là đó Cái hi vọng hạnh phước nầy nào phải như các phước hạnh khác giả dối hư không ở thế gian. Cái hi vọng ấy, Vậy, quí ông Duy Vật ôi! tooi xin hỏi ông câu nầy là câu chót: Há chẳng đáng cho ta chịu nhọc nhằn ra công tìm kiếm cho được cái của báu ấy ư? Ông Duy Vật nghĩ sao? –Hoàng minh Ý lược dịch.