Mục-sư Spurgeon, tấn-sĩ trứ-danh, đã nói rằng: Kinh-thánh dường như con sư-tử nhốt trong cũi: không cần nhờ ai binh-vực, chỉ cần thả ra là đủ. Nhà khảo-cổ nghiên-cứu về Kinh-thánh, không có ý thử Kinh-thánh là thật đâu, nhưng lấy việc đào đất ở phía tây-nam châu Á làm quan-trọng, vì việc đó giúp trí ta hiểu-biết Kinh-thánh và tưởng-tượng được rõ thêm về các chuyện chép trong đó.
Các nhà khoa-học bổn-đạo đó chẳng những cho sử-ký chép trong Kinh-thánh là đúng, mà lại phản-đối những người hiện-thời bẻ lầm và bảo Kinh-thánh chẳng phải bởi Chúa soi-dẫn. Bởi thế, họ chỉ giúp thêm chứng-cớ cho Kinh-thành mà thôi. Ngày nay có giáo-sư dạy học-sanh rằng khoa-học phản-đối Kinh-thánh mà thôi. Nhưng vui thay!bây giờ lại có khảo-cổ-học càng ngày càng phát-lộ được nhiều chứng-cớ, tỏ lời phản-đối đó là quá đỗi sai-lầm. Nay xin thử xét một vài việc đó.
Xưa kia, các người bang dạo hay nói quyết rằng chắc ông Môi-se không chép được năm quyển ddaàu trong Kinh-thánh, vì đời ông chưa ai biết viết. Nay nhờ Khảo-cổ-học, ta biết rằng mấy thế-kỷ trước đời Môi-se, có một quan Hammurabi, tức là Am-ra-phên về đời Ap-ra-ham (Sáng-thế kỷ 14:1). Vả, họ lại dùng cái mai mà khai-quật được tấm bia Codex Hammurabi, tính ra, bia đó đã có trước Đức Chúa Jêsus độ 2.100 năm rồi. Hiện nay họ đã dịch những chữ ở trong bia đó. Vậy người phản-đối không dám nói ông Môi-se không thể chép được năm quyển sách ấy nữa, vì sử-ký ngoại-đạo cũng công-nhận ba thế-kỷ trước đời Môi-se người ta đã biết viết chữ. Thuở trước, có tấn-sĩ trường cao-đẳng không muốn tin lời Kinh-thánh dạy về thành Ni-ni-ve và Ba-by-lôn, nên nói quyết chẳng có các thành cổ đó. Nhưng hai thành đó, và mấy thành cổ khác mà Kinh-thánh nói đến, nay đều phát-lộ. Trước kia, người vô-tín chê-cười và không công-nhận có người tên là Ap-ra-ham, nên nói chẳng hề có thành U-rơ xứ Canh-đê (Sáng 11:31). Nhưng, hiện nay tại thành U-rơ đó có ông Leonard Woolley và Colonel Laurence đang khai-quật để phát-lộ ra.
Hồi hai mươi năm trước, các nhà công-kích bảo chẳng hể có dân Hê-tít (Xuất 23:28), dầu Kinh-thánh nói đến dân ấy hơn bốn mươi lần. Nay các nhà bảo-tàng to nhứt thế-giới có bày các đồ cổ để chứng rằng xưa có nhiều thành-phố thuộc dưới quyền dân Hê-tít, là dân thù-nghịch dân Y-sơ-ra-ên vậy. Đất nước dân Hê-tít rộng từ xứ Mê-sô-bô-ta-mi đến biển Ê-giê (Archipel). Tấn-sĩ Sellin đang đào nơi thành Si-chem cổ, nói quyết rằng năm thế-kỷ trước đời Áp-ra-ham, dân Hê-tít đã có một thành-phố rất lơn tại nơi đó.
Trước có nhà thông-minh vô-tín ngờ chuyện dân Y-sơ-ra-ên đã ngự trong xứ Ê-díp-tô. Ông Naville, là người thám-hiểm, làm chứng rằng khi đất phát-lộ thành Phi-thom (Xuất 1:11) là thành cổ dùng làm kho-tàng của xứ Ê-dip-tô, tìm thấy mấy bức tường: lớp dưới xây bằng gạch nhiều rơm, lớp cao vừa có ít rơm, lớp cao nhứt không có rơm nữa. Sự đó đủ chứng Kinh-thánh (Xuất 5:6-18) chép chuyện dân Y-sơ-ra-ên càng ngày càng phải đi xa để tìm rơm làm gạch cho tới khi không tìm được rơm mà làm đủ số gạch các chủ dữ buồn phải làm, há chẳng thật lắm sao?
Đức Thánh-Linh rất cẩn-thận, chọn đúng từng lời để chép Kinh-thánh. Vậy, ai dám bẻ lời đó, thì hay sa vào vòng dại-dột sai-lầm. Khi sachs Sứ -đồ tả sự từng- trải của Phao-lô tại thành Tê-sa-lô-ni-ca, thì tiếng nguyện-bổn(Gờ-réc) gọi “các quan-án trong thành” là politarchs (Sứ-đồ 17:6). Các nhà phản-đối Kinh-thánh bẻ ông Lu-ca không giỏi tiếng Gờ-rẽ, vì trong các sách chẳng thấy có chữ politarchs nào cả. May thay! Mấy năm trước, mục-sư Crosbie đã tìm được một tấm bia cổ ở thành Tê-sa-lô-ni-ca, trong có câu cũng dùng chữ politarchs đó. Ông ấy đã đem bia đó biếu nhà bảo-tàng nước Anh ở Luân-đôn. Từ đó trở đi, tấn-sĩ Burton lại tìm đươc mười chín câu cổ khác cũng dùng chữ đó. Là thay! chẳng phải người phản-đối kia dại-dột như thế, những vì Đức Thánh-Linh đã chọn một lời rất đúng trong cả tiếng Gờ-réc được người ta dùng riêng trong thành Tê-sa-lô-ni-ca mà Phao-lô ở trọ.
Nhờ khảo-cổ-học, chúng ta mới giải nghĩa được mấy khúc Kinh-thánh khí hiểu. Trong II Sa-mu-ên 5:8 (theo nguyên-bổn) vua Đa-vít hứa sẽ ban thưởng cho người lính thức nhứt “lên cống” đánh gân Giê-bu-sit trong đồn mà binh vua đang hãm. Cống đó (tiếng Hê-bơ-rơ là Tsinnor) không phải là cống ngoài đường hoặc cống hứng nước mưa đâu, nhưng là một cống đục trong hòn đã lớn mà lính đồn bởi cống đó có thể múc nước suối nơi chơn núi. Bởi vậy, dầu bị quân nghịch vây hãm, cũng không sợ thiếu nước. Ông Sir Charles Warren đã tìm được cái cống đục trong hòn đã đó và thấy nó thông đến suối Gi-hon, nên mới biết đúng mấy chỗ khác mà Kinh-thánh nói đến.
Đã lâu nay người ta vẫn tưởng núi Si-ôn về phía tây nam thành Giê-ru-sa-lem cổ, nhưng nay nhờ cống nước mà ông Sir Charles Warren đã tìm thấy và kết quả việc ông Macalister, mới biết nó ở về phía đông-nam thành đó. Ngày nay người ta vẫn con dùng cái suối cổ ở nơi chơn cống đó mà xưa dân Giê-bu-sit đã dùng. Trong đời Ê-sai, gọi suố I Ghi-hon; hiện nay những nhà du lịch có thể đến chính chỗ bờ suối mà xưa Ê-sai nói chuyên với vua A-cha (Ê-sai 7:3). Cũng nơi đó vua Đa-vit đã đưa con là Sa-lô-môn cỡi lừa khiến dân chúng thấy con mình để chống cuộc A-đô-ni-gia dấy loạn (I Các Vua 1:). Nê-hê-mi cũng đã đến suối đó coi việc xây vách thành (Nê-hê-mi 3:16). Biết nơi Ghi-hon ở đâu, thì cũng biết được En-Ro-ghen (I Các Vua 1:9) và “ruộng thợ nện” ở gần “Công ao” ấy nữa (II Các Vua 18:17). Vì ông Warren may đã tìm thấy cống ao đó, nên ta càng hiểu rõ nhiều câu Kinh thánh lắm. Một đời trước, các người phản đối Kinh thánh đã ngờ chẳng có vua Đa-vít thật đâu, nhưng này nay những người đo thăm xứ Pha-lê-tin, có thể thấy một cái bảng chỉ đường đi đến tường cổ mà dân Giê-bu-sit đã ngồi cười vua Đa-vít. Khi ta ngồi trên tường đó đọc Kinh thánh về chuyện vua Đa-vít xâm chiếm đồn ấy, thì dường như những lời các nhà phản đối chế nhạo đều theo tiếng dân Giê-bu-sit khọc khoang, xấc xược mà tan đi mất sạch. Vậy tưởng những người phản đối đó cũng cùng một phường với hạng người mà vua Đa-vit gọi là “Kẻ quê và kẻ đui.”