Hôm qua, chúng ta đã thấy Chúa Jêsus dọn sạch Đền thờ. Ngài đã làm điều này bởi vì, hơn ai hết, Chúa Jêsus hiểu tầm quan trọng của việc đến với Cha mình một cách đích thực trong việc thờ phượng và cầu nguyện. Ngài tin quyết rằng dân sự phải thật tập trung trong sự thờ phượng đến nỗi Ngài lật bàn và đuổi mọi người ra khỏi tòa nhà. Đây là một khía cạnh của Chúa Jêsus mà chúng ta không thường thấy, nhưng cũng vẫn là một phần quan trọng trong bản tính của Ngà. Ngài rất nhiệt thành vì sự vinh hiển của Cha và mong muốn sâu sắc chúng tai có mặt Ngài. Hãy suy nghĩ một chút về những gì Chúa Jêsus sẽ “đuổi ra” khỏi ngôi nhà và tấm lòng của chúng ta. Điều gì cản trở bạn trải nghiệm sự hiện diện của Chúa? Mạng xã hội, Netflix, truyền hình, hoặc tin tức có làm bạn mất tập trung vào việc cầu nguyện và thờ phượng?

Bây giờ, chúng ta đã đến Thứ ba của Tuần Thánh, và trong khi mọi thứ đã khá căng thẳng, câu chuyện chắc chắn còn lâu mới kết thúc. Giữa mọi thứ đang diễn ra, hôm nay các đoạn này cho chúng ta thấy rằng Chúa Jêsus vẫn dành thời gian để hướng dẫn và dạy cho mọi người lẽ thật. Chúng ta có thể học được một bài học sâu sắc từ điều này. Ngay cả trong lúc hỗn loạn hay khủng hoảng, Chúa Jêsus vẫn muốn mọi người đến với Ngài và lắng nghe. Ngài muốn dạy dỗ chúng ta về những sự nhầm lẫn của chúng ta và sửa chữa những quan niệm sai lầm của chúng ta. Chúa Jêsus luôn có nhiều điều để dạy dỗ và Ngài đang dạy điều đó với uy quyền. Mặc dù nó có thể không phải là những gì chúng ta muốn nghe, tôi hứa với bạn rằng nó sẽ là những gì chúng ta cần nghe.

Trong các đoạn này, chúng ta thấy tất cả các nhà lãnh đạo tôn giáo, thầy ký lục, thầy tế lễ, trưởng lão, người Pha-ri-si và Sa-đu-sê tập hợp lại để nghe những gì Chúa Jêsus nói. Trong ba năm, Chúa Jêsus đã công bố về một lối sống mới và một Vương quốc mới đã đến. Theo nhiều cách, thông điệp của Ngài mâu thuẫn và làm suy yếu quyền lực của các nhà lãnh đạo tôn giáo này. Và vì vậy, ngay từ đầu, họ nghi ngờ thẩm quyền của Chúa Jêsus (Ma-thi-ơ  21:23, Mác 11:28, Lu-ca 20:2). Tôi hình dung một đám đông những người khó chịu mặc những chiếc áo choàng sang trọng ngồi ở bên ngoài nhếch mép và cau có. Những người không có ở đó để thực sự lắng nghe. Họ muốn khiến cho Ngài va vấp. Bản thân tôi có đến với Chúa Jêsus với cùng một thái độ? Tôi muốn là người nắm quyền. Tôi muốn là người đúng. Tôi muốn thông điệp của Chúa Jêsus phù hợp với cách sống của riêng tôi. Rất may, Chúa Jêsus có rất nhiều cho chúng ta hơn thế này.

Chúa Jêsus chia sẻ với khán giả của mình một số ẩn dụ và bài học. Mặc dù đôi khi những điều này có vẻ rời rạc, nhưng tất cả đều chỉ về cùng một sự thật: chúng ta, giống như những nhà lãnh đạo tôn giáo này, thường bị cám dỗ để hiểu lầm Chúa Jêsus. Trong những câu chuyện về những người thuê nhà độc ác và những vị khách đám cưới vô ơn, những bài học về sự phục sinh và Đại mạng lệnh, và sự lên án của các thầy ký lục và người Pha-ri-si, Chúa Jêsus đang cố gắng dạy điều gì đó về chính Ngài. Ngài làm điều này ngay cả khi phản ứng là sự tức giận hoặc thất vọng.

Mọi điềuChúa Jêsus dạy trong đền thờ bằng cách nào đó đã tố cáo các nhà lãnh đạo tôn giáo, hoặc sửa chữa cách suy nghĩ của mọi người. Thông điệp của Ngài mạnh mẽ, táo bạo và đẹp đẽ. Chúa Jêsus là người thừa kế thực sự mà những người thuê nhà không trung tín (giới thượng lưu tôn giáo) đang từ chối (Ma-thi-ơ 21:38-46). Họ, trong sự kiêu ngạo của mình, là những vị khách dự tiệc cưới đã phớt lờ lời mời của Vua và giết chết các sứ giả của Ngài (Ma-thi-ơ 22:5-6). Trái với niềm tin phổ biến, Chúa Jêsus không cố gắng lật đổ Sê-sa, nhưng thay vào đó lại khăng khăng rằng mọi người phải nộp thuế của họ (Mác 12:17). Sự sống lại từ cõi chết là rất thật và khiến những người không tin (Lu-ca 20:34-40) bối rối. Chúng ta cũng thấy Chúa Jêsus cảnh báo và lên án các thầy ký lục và người Pha-ri-si giả hình (Ma-thi-ơ 23:1-36). Ngài chỉ ra rằng họ chỉ đơn giản là cố gắng tỏ ra công bình. Họ không thực sự hiểu được sự gian ác của chính mình và không thực sự quan tâm hay yêu thương người khác.

Tất cả những bài học này rất khó nghe. Thật khó nghe đến mức những người nghe rời Đền thờ muốn Chúa Jêsus chết. Nhưng trước khi chúng ta vội cùng Chúa Jêsus lên án giới thượng lưu tôn giáo, chúng ta nên nhìn vào tấm lòng của chính mình. Chúa Jêsus không chỉ nói chuyện với các thầy ký lục và trưởng lão ở đây. Ngài cũng đang nói chuyện với chúng ta. Chúa Jêsus muốn chúng ta nhớ đã bao lần chúng ta quên mất mình thực sự là ai. Chúng ta cũng rất hiểu lầm Chúa Jêsus. Tội lỗi của chúng ta, không khác gì tội lỗi của người Pha-ri-si và Sa-đu-sê, cũng đáng bị Chúa xét đoán. Chúng ta cũng quên đi sự sống lại, không yêu người khác như mình và bỏ qua người góa phụ và trẻ mồ côi.

Rất may, vì Chúa Jêsus, chúng ta vẫn còn hy vọng. Ngài là Con Đức Chúa Trời và là Đấng cứu thế. Ngài đã dạy sự thật để chúng ta có thể tin vào Ngài. Ngài chịu chết để chúng ta có thể sống. Ngài đã sống lại để hứa ban cho chúng ta một tương lai. Chúa Jêsus là người thừa kế hoàn hảo, chàng rể hoàn hảo và của lễ hoàn hảo. Trong khi các nhà lãnh đạo tôn giáo trong thời Ngài tìm cách đưa Chúa Jêsus đến chỗ chết, thay vào đó chúng ta có thể đi theo bước chân của Đấng Christ. Vì vậy, trong mùa phục sinh này, chúng ta hãy lắng nghe lời dạy của Chúa Jêsus và nhớ lại Ngài là ai. Theo cách đó khi Thứ Sáu Tuần Thánh đến, chúng ta nhớ những gì tiếp theo.

Nguồn: Watermark Community Church


Xem toàn bộ bài tĩnh nguyện về Tuần lễ Thánh – Phục sinh 2020 tại