Phao-lô viết bức thư cuối cùng của mình cho một mục sư trẻ ở Ê-phê-sô tên là Ti-mô-thê. Mục đích của thư là để khuyến khích anh ta tiếp tục trung tín trong công việc Chúa.
Ti-mô-thê đối mặt với nhiều thách thức. Ông lập luận chống lại các giáo lý sai lầm và đối mặt với sự bắt bớ vì rao giảng phúc âm. Rõ ràng là – có lẽ là do sự nhút nhát – Ti-mô-thê còn khá e dè trong một số lĩnh vực của công tác hầu việc Chúa Phao-lô khuyên ông hãy nhen lại ngọn lửa của những ân tứ thuộc linh mà Chúa ban cho ông, không xấu hổ về Chúa và lường trước những gian khổ của việc loan báo Tin Lành: “Vì Đức Chúa Trời chẳng ban cho chúng ta tâm thần nhút nhát, bèn là tâm thần mạnh mẽ, có tình thương yêu và dè giữ.” (II Ti-mô-thê 1:7).
Phao-lô nhắc nhở Ti-mô-thê rằng ông đã được ban cho sức mạnh để chạm trán với tất cả kẻ thù của mình. Đức Thánh Linh là Sức mạnh, mà Chúa Jêsus đã hứa sẽ đến và đổ đầy tất cả các tín hữu: “Còn về phần các ngươi, hãy đợi trong thành cho đến khi được mặc lấy quyền phép từ trên cao.” (Lu-ca 24:49). Ngoài ra, tình yêu thương chân chính và sự kỷ luật tự giác truyền thêm can đảm và sức mạnh ( I Cô-rinh-tô 2:4).
Về cơ bản, nỗi sợ hãi đến từ sự thiếu tin tưởng vào Chúa. Tin vào Chúa là sự từ chối nhượng bộ trước nỗi sợ hãi.
Sẽ có những ngày còn tồi tệ hơn (II Ti-mô-thê 3:1-9). Nhưng qua tất cả, Phao-lô giao cho Ti-mô-thê trọng trách lớn nhất là trung thành với những điều ông được dạy. Để tiếp tục bước đi mà không sợ hãi, “Vậy, hỡi con, hãy cậy ân điển trong Đức Chúa Jêsus Christ mà làm cho mình mạnh mẽ.” (2:1). Để học và giảng Lời Chúa! “Hãy giảng đạo, cố khuyên, bất luận gặp thời hay không gặp thời. , hãy đem lòng rất nhịn nhục mà bẻ trách, nài khuyên, sửa trị, cứ dạy dỗ chẳng thôi. (4:2) Đừng sợ, vì ta ở với ngươi; chớ kinh khiếp, vì ta là Đức Chúa Trời ngươi! Ta sẽ bổ sức cho ngươi; phải, ta sẽ giúp đỡ ngươi, lấy tay hữu công bình ta mà nâng đỡ ngươi. (Ê-sai 41:10). Một cách tận tụy, II Ti-mô-thê 1:7 khuyến khích chúng ta đứng vững nhờ quyền năng của Chúa, thể hiện tình yêu thương của Ngài và thực thi tính cách Cơ đốc nhân đích thực.
Về cơ bản, nỗi sợ hãi đến từ sự thiếu tin tưởng vào Chúa. Tin cậy Chúa là từ chối nhượng bộ trước nỗi sợ hãi. “Tôi đã để lòng tin cậy nơi Đức Chúa Trời, ắt sẽ chẳng sợ chi; Người đời sẽ làm chi tôi?” (Thi thiên 56:11). Moses Ibn Ezra, một triết gia Do Thái thời trung cổ đã nói, “Phẩm chất cao quý nhất của bạn trước Chúa là việc bạn kính sợ hãi Ngài. Thay vì tinh thần sợ hãi, chúng ta phải bày tỏ sự tôn trọng, kính sợ Bản tánh của Đức Chúa Trời. Vì Đức Chúa Trời, qua Chúa Jêsus Christ, đã cứu chúng ta và kêu gọi chúng ta sống cho Ngài. Lời khuyên răn: “Khá hầu việc Đức Giê-hô-va cách kính sợ, Và mừng rỡ cách run rẩy.” (Thi-thiên 2:11).
Nguồn: Peter Colón