Mục sư J. R. TURNBULI
Lạ thay! Các nhà sang xứ Pha-lê-tin trước nhứt không phải là hạng đã sành nghề khảo cổ đâu, nhưng là một vị giáo sư và một ông truyền giáo. Những vật hai ông tìm thấy lại kỳ dị lắm, đến nỗi giục lòng hàng ngàn tín đồ thông minh cũng hăm hở lo toan đất thánh đó.
Hai ông, tên là Edward Robinson và Eli Smith, lấy Kinh thánh làm như sách học, dạo khắp gần xa trong xứ Pha-lê-tin để tìm cho biết những chỗ Kinh- thánh nói đến. Trước năm 1838, thời kỳ hai ông khởi hành, chưa ai nghĩ đến việc ấy. Nhờ việc hai ông yêu chuộng Kinh thánh như thế, nên bây giờ trên mặt địa đồ Pha-lê-tin mới có mấy chục tên riêng mà trước chưa có; sau đâu cần phải sửa lại một vài chỗ, nhưng phần nhiều cũng đã đúng lắm. Đó là nhắc cho ta biết chắc rằng sự cần nhứt để hiểu thấu quê hương Kinh thánh là phải có lòng quý trọng Kinh thánh, là sách trổi hơn mọi sách.
Năm 1848, ông Lynch làm chức phó thuyền trưởng, và tấn sĩ Anderson sành khoa hoá chất, dương buồm bơi thuyền từ biển Ga-li-lê xuôi sông Giô-đanh tới biển chết, thấy thấp hơn Địa-trung-hải độ bốn trăm thước tây.
Hồi năm 1870, mục sư J. A. Paine được Hội thám hiểm Mỹ cử đi thám xứ Pha-lên-tin, tìm núi Phích-ga mà Môi-se đã chết trên chót (Phục-truyền 3:27). Năm trước, các nhà nghiên cứu lời tiên tri Kinh thánh đã luận nhiều về núi Phích-ga và núi Nê-bô. Một ông, mà tác giả gặp ở thành Giê-ru-sa-lem, quyết đến một hang đá núi Nê-bô, mong tìm hòm giao ước mất đã lâu đời. Vì một câu hồ đồ trong sách II Mác-ca-bi, nên ông mới có ý tưởng ngông cuồng đó! Nếu Giê-rê-mi hoặc người nào muốn giấu hòm giao ước trên núi Nê-bô, thì ai có trí khôn chác cũng biết rằng họ không chịu biên vào sách cho cả thiên hạ biết chỗ mình để. Những người dốt khoa khảo cổ mà bày chuyện lạ như thế, chỉ xui người ta ngời thiệt sự về các thành cổ chơn chánh thật đã tìm được mấy trăm chỗ ở Pha-lê-tin mà Kinh thánh nói đến. Vả bài nầy chỉ nói đến kết quả công việc của các hội khảo cổ đáng tin đáng khen đó thôi.
Ông Sir Charles Warren là người thứ nhứt đứng khai quật nơi thành Giê-ru-sa-lem cổ, Vì các người mê tín đạo Hồi ngăn trờ, nên ông phải đào hầm dưới đất để đi thảm đường lối chung quanh Đền thánh. Các nhà nghiên cứu đạo Chúa đều hăm hở xem xét việc ông đào các vật cổ ở tường phía đông Đền thánh. Kết quả việc đào đường hầm thật lạ lùng lắm! Tường giềnh-giàng bao bọc khu đất Đền thánh ngập sâu xuống đất độ hai mươi lắm thước đến bốn mươi thước tây. Đá dùng xây tường có hòn dài đến sau thước tây; và, trên các hòn đá xây móng, có dấu hiệu các thợ nề người Phê-ni-xi mà vua Sa-lô-môn mướn xây tường cho mình, cách nay đến ba ngàn năm. Việc đào hầm thật khó, vì các quan theo đạo Hồi thường chống-nghịch. Nhưng. Vui thay! Việc đó có kết quả chứng thật Kinh thánh chép chuyện vua Sa-lô-môn lập giao ước với Hi-ram. Vua Ty-rơ, xứ Phê-ni-xi (I các Vua 7:13).
Hồi năm 1894, có tấn sũ Bliss, và sau đó mấy năm, lại có một vài người kế tiếp, đều tìm được nhiều sự rất lạ về Thành-thánh. Chắc các tín đồ cũng thích đi xa để coi tường cổ mà. Nê-hê-mi xây lại, tức là tường còn đứng nơi phía nam thành Giê-ru-sa-lem trong đời Chúa Christ. Bây giờ góc tây nam Giê-ru-sa-lem có một nhà trường con trai xây trên hòn đá lớn bằng phẳng, chính là nơi đời xưa đã xảy ra “tháp lò” mà sách Nê-hê-mi nói đến (Nê-hê-mi 3:11). Gần đó, trong nghĩa địa người Anh, có còn dấu tích ba lần tường đá thuộc đồn luỹ vua Sa-lô-môn. Tại đó, khách du lịch thấy có mấy bậc đục trong hòn đá, có lẽ là nơi Sa-lô-môn. Tại đó, khách du lịch thấy có mấy bậc đục trong hòn đá, có lẽ là nơi Sa-lô-môn, vùa đáng tôn kính, đứng trong phong cảnh rực rỡ mà ngắm trũng Hi-nôm. Cứ theo tường Nê-hê-mi đi về phía đông, thì đến phần tường cảu vua Ô-xia xây, mà trong đời vua ấy Ê-sai đã bắt đầu nói tiên tri cách dạn dĩ. Một chốc, ta tới chỗ hai vách tường giáp nhau, gần đó có phần dưới một cái cửa cổ lắm. Ấy là Cửa Trũng mà tại đó Giê-rê-mi theo lời Chúa bảo, đã “đập cái bình bằng đất,” làm dấu cho dân biết tai nạn nào sẽ xông vào thành Giê-ru-sa-lem (Giê-rê-mi 19:). Về đời khác, chính bởi Cửa Trũng đó, Giê-rê-mi đi đêm ra xem tường xiêu đổ và phải tu bổ thế nào. Lúc đi bộ, theo dãy tường cũ phía nam ấy, ta lấy làm cảm ơn cái mai của nhà khảo cổ đã làm thật rõ nhiều câu Kinh thánh.
Tấn sĩ Bliss cũng đã phát lộ được thành quê hương của tiên tri Mi-chê, cùng đời với Ê-sai. Mi-chê ở thành Ma-rê-sa cách thành Giê-ru-sa-lem độ một ngày đường. Quanh thành cổ đó có nhiều hang đá to lắm. Mấy nhà học thức tưởng những người cao lớn mà xưa ông Giô-suê đã đuổi, thường ăn ở trong các hang đó. Tên giống người cao lớn đó là Hô-rít, có nghĩa là jau pử trong các hang. Tác giả đã đứng trong một hang đá to nhức ở xứ đó, ném đá không tới nóc hang được. Cũng có nhiều hang khác như thế nữa. Cách thành Ma-rê-sa một vài ki-lô-mét có những mảnh tường xiêu đổ của thành A-đu-lam mà gần đó vua Đa-vít đã “trốn trong hang đá” (I Sa-mu-ên 22:1). Đã biết chắc hai thành cổ A-then và Rô-ma ở đâu, thì há lại không biết đúng các thành đã chép trong chuyện Đa-vít thắng Gô-li-át ở đâu sao? Khách du lịch ngày nay có thể “lựa các đá bóng láng” chính dưới khe mà xưa Đa vít đã lựa (I Sa-mu-ên 17).
Việc tấn-sĩ Macalister phát lộ thành cổ Ghê-se (Giô-suê 21:21) thật là một công cuộc tỉ mỉ trong khảo cổ học. Ròng rã năm năm trời, hằng ngày nhịn nhục, ông cất từng lớp rác khỏi thành cổ đó. Trước kia, người ta đã tìm được một hòn đá nền nhà, trên có khác mấy chữ bằng tiếng Hê-bơ-rơ: “Giới hạn thành Giê-se.” Bởi thế, biết chắc đó là đúng chỗ thành Ghê-sê cổ vậy. Thành cổ nầy đã trải qua bảy thời kỳ văn mình tối cổ trước đời Áp-ra-ham ngót một ngàn năm. Dàn đầu tiên ở thành cổ đó hay cư-xử trong các hang đá, có lẽ cũng là một với dân tộc Hô-rít ở núi Hô-rê trước khi chưa có dân Ê-đô-mít. Họ đã phát lộ được một bức tường các tháp và cửa của dân A-mô-rít. Vả, họ phát lộ một “nơi cao” cổ mà xưa dân Y-sơ-ra-ên thờ lạy hình tượng trước khi bị xâm lấn bởi vua Nê-bu-cát-nết-sa, là người được Chúa sai phạt dân đó (II Vua 24:1). Càng đào sâu xuống đất, thì lại thấy một đường hầm mà người ta dùng để múc nước khi giặc vây thành. Các vật xưa đáng gớm ghiếc còn lại nơi ấy chứng rằng Chúa hình phạt dân đó thật phải lắm, vì thấy họ dường lấy trẻ con sôngs làm hi sinh mà bỏ vào cái bình đất sét để dâng các tà thần. Lại thấy một cái cũi nhốt rắn để thờ lạy, và có mấy tấm đá vẽ tranh tục tỉu để khêu tình gợi dục, khác nào những sự dơ dáy mà người ta làm ở nước Ấn Độ.
Khảo cổ học chẳng những bày tỏ chuyện buồn về tội xưa, mà lại tả được chuyện vui rực rỡ như ánh sáng mặt trời nữa. Tước cuộc Âu-chiến, người ta phát lộ được Bết-sê-mét mà Kinh thánh có chép về nơi đó rằng: “Chúng để hòm của Đức Giê-hô-va trên xe… Hai con bò cái đi thẳng theo đường về Bết-sê-mét, vừa đi vừa rống” (I Sa-mu-ên 6:11). Giữa các vật xiêu đổ, người ta thấy tro tàn mảnh vụn và các bình đất sét của thành cổ đó mà San-chề-rít, vua A-si-ri, đã xông đến đánh trước đời Đức Chúa Jêsus độ bảy trăm một năm. Đức Chúa Trời theo lời tiên tri đã khiến dân Y-sơ-ra-ên phải đi đày và bị tản lạc. Nầy, đúng như lời tiên tri Ngài đã định sẵn, Đức Chúa Trời dùng cuộc Âu chiến vừa qua mà sắm sẵn đất Pha-lê-tin để rước dân Y-sơ-ra-ên về. Dàn đó đang từ các nơi thiên hạ trở về đất cũ. Vậy, bao giờ Vua trên các vua sẽ tái-lâm?