MỤC SƯ PAUL FAIVRE, MONTPELLIER
MỘT tấm gương như gương ông Charles Finney (1792-1875), há lại không đầy khen ngoại? Không gì đáng cảm bằng sự ông quí gối giữa rừng, trở lại cùng Chúa, sau mấy cuộc phấn đấu hăng hái. Đáng cảm hơn nữa, là ông liền quyết bỏ cái chức luật sư để giảng đạo Tin lành…mà cứ giảng cho đến tám mươi ba tuổi!
Ông chịu phép báp-têm bằng Đức Thánh Linh, và bởi quyền Ngài “ông dường như đối diện với Chúa Jêsus,” là Đấng đã cầm giữ trọn vẹn linh hồn ông. Hằng ngày nếu không được đầy dẫy sự mới mẻ và sự hiện diện Chúa, thì ông không thể cứ sống được. “Mắt ông thường chán chứa giọt lụy vui vẻ, biết ơn và yêu thương”.
KInh thánh và cầu nguyện là hai nguồn lớn để ông múc những đều dạy bảo “dưới sự sáng của Đức Thánh Linh.”
Có muốn biết các lẽ đạo mà ông giảng mãi khắp nơi không?
Hết thảy người chưa tái sanh đều chìm đắm trong vòng nguyên tội và kỷ tội. – Cần đổi lòng nên mới.-Thần tánh và nhơn tánh của Chúa Jêsus Christ.-Ơn chuộc tội đủ cho mọi người.-Thần tánh, ân tứ, và việc của Đức Thánh Linh.-Ăn năn, đức tin, được xưng công binh, và nên thánh.-Kiên nhân trên đường thánh khiết là kết quả cữu rỗi.-Hình phạt đời đời.
Về phần Finney, ông có thể khiêm nhường ngợi khen Chúa rằng đời thiêng liêng mình chẳng hề thối lui bao giờ. Chống trả với sự cám dỗ, có khi ông cần phải để riêng cả mấy ngày đêm để kiêng ăn và cầu nguyện ; nhưng ông vẫn thông-công với Chúa, và có năng lực từ cao thấu vào lòng ông, khiến việc ông được sai trái đặc biệt.
Khi suy nghĩ về việc làm và kết quả của công, thì ta lấy làm lạ lùng bội phần. Mạnh thay năng lực Chúa, lấy một người làm đồ dùng yếu đuối mà cảm động linh người đời !
Vì cớ ông giảng những lời : nào ngay-thẳng, chắc thật, và nghiêm nhặt ; nào cáo tố tội lỗi và kết quả thê thảm của nó ; nào răn trước về sự đoán xét và hình phạt tương lai ; nào khuyên cách sốt sắng ăn nặn, nhờ sự công binh và yêu thương của Đức Chúa Trời mà tức thì trở lại cùng Chúa ; cho nên không bao giờ không nhằm mục đích. Từng người và từng hội đều cảm động quá đỗi. Hễ ông có mặt, ai cũng nô nức đến nghe, các nhà giảng rất rộng cũng đầy những người. Nghe ông giảng, lòng rất cứng cỏi cũng vâng phục Chúa ; người ta run rẩy, quì gối cúi xuống, sấp mình trên đất, khóc lóc mà kêu cầu ơn tha tội. Hàng trăm ngàn tội nhơn trở lại cùng Chúa, và tỏ việc đổi mới trong mình rất sâu nhiệm và chắc chắn.
Việc lạ lùng của ông làm cảm động hết các hạng người, thượng, trung, hạ lưu trong xã hội, khiến họ “bước lên thành Đa-mách.” Có nhiều thầy thuốc quan tòa cũng dến “ghế hối cải” để ăn năn mà xưng tội. Trong trường thần đạo Oberlin lập năm 1835, có hàng trăm học sanh từng trải sự trở lại Chúa, và vì ảnh hưởng ông Finney, phần thiêng liêng trường đó có vẻ hưng khởi luôn. Trong các thành lớn bên Mỹ có nhiều sự cử động thiêng liêng trước chưa từng thấy. Cuộc phấn hưng rất lớn bên Mỹ (1857-1858) tỏ năng-lực Chúa, đến nỗi mỗi tuần lễ có năm vạn người trở lại cùng Ngài. Có người nói : trong cuộc phấn hưng đó, có năm mươi vạn người được rỗi. Từ đó, người ta biết rằng, bởi bài giảng và ảnh hưởng ông Finney, hơn một triệu linh hồn được cứu chuộc, và “một dân tộc được tái sanh cách lạ lùng.”
Sau năm mưới tư năm theo đuổi việc giảng đạo, tôi tớ lớn của Chúa nầy, đến tám mươi ba tuoir, ngủ yên trong Ngài. Nhưng chức vụ và sách vở ông có ảnh hưởng mãi. -”Le Christianise.”