Phương pháp thứ hai cũng có các đại diện ngay từ các giai đoạn nguyên thủy cỉa lịch sử Cơ Đốc giáo. Cả Augustine lẫn Anselmđều dùng câu Tin để hiểu. Họ đã có thể đặt cho chương trình biện giáo của mình cái tên là Đức tin tìm hiểu. Những người thừa kế truyền thống đó của họ gồm có John Calvin, Blaise Pascal, và trong thế kỷ trước là Abraham Kuyper. Theo Kuyper, thì Biện giải học không chỉ nhằm bênh vực cho những gì đã được đưa ra một cách có hệ thống. Đức tin là phạm trù tiên khởi. Kuyper gọi đức tin đó là “một hành động bởi đó ý thức của chúng ta bị bắt buộc phải đầu phục chính nó, và đề cao một cái gì đó là đúng, là thật…và để vâng theo một điều gì đó” (tr.127). Thật ra, người ta chắc chắn một cái gì đó rồi, trước khi đưa ra hay chấp nhận một chứng minh. Đức tin là việc giả định trước mọi chứng minh. Vì tội lỗi đã làm tổn hại cả bản tính của chúng ta, cho nên đến cuối cùng sẽ chẳng có gì có thể chứng minh được – chẳng hạn như Kinh điển là phương tiện để cứu rỗi chúng ta:

Cả khi tuy đã có lòng tin chắc chân thành rằng hãy còn có một điều gì đó còn thiếu sót trong lý trí chúng ta, rằng tự nó, lý trí của chúng ta vốn khiếm khuyết – vâng rằng nó đòi hỏi một sự bổ sung – kết luận sẽ chẳng bao giờ có thể được rút ra một cách hợp lý từ đó rằng Thánh điển…hoặc chính là, hoặc sẽ cung ứng phần bổ sung ấy…Cuộc tranh luận sẽ chẳng tiến được xa hơn là nhìn nhận có sự mâu thuẫn ngay trong tâm thức chúng ta, và sự khiếm khuyết của lý trí chúng ta để hoàn toàn thỏa mãn sự khao khát muốn theo đuổi sự hiểu biết…Do đó, tất cả rắc rồi ấy là loài người đã dấn thân để có thể tiến bộ bằng cách lý luận sao cho hợp lý, từ sự nhận biết sự khiếm khuyết của lý trí chúng ta làm khởi điểm, vốn là một việc phí sức vô ích (tt.384-85).

Lẽ dĩ nhiên là Kuyper không phủ nhận là lý trí sẽ có một vai trò trong việc tin quyết, nhưng đó sẽ chỉ luôn luôn là một vai trò thứ yếu. “Lời chứng của Đức Thánh Linh là và luôn luôn sẽ là quyền phép duy nhất có thể đưa chúng ta đến chỗ ý thức được tính cách chắc chắn của nguyên tắc đặc biệt (Kinh điển)” (tr.388).

Warfield phản bác rằng phương thức của Kuyper chỉ giải thích cái hệ thống trước rồi sau đó mới đặt câu hỏi chẳng hay đó là sự kiện hay việc tưởng tượng. Warfield tin rằng điều đó, không thể tránh được việc dẫn tới thần bí chủ nghĩa một lời tố cáo thường được đưa ra chống lại những người không chịu để cho lý trí thủ một vai trò sơ khởi (hoặc chúng ta có thể nói là tự động tự phát (autonome)). Những người thuộc trường pháp thứ hai này trả lời rằng khi nào vai trò của lý trí được thổi phồng quá thì nguy cơ có sự hiện diện của duy lý chủ nghĩa.
Những điểm dị biệt giữa hai quan điểm trên đây, một phần nào có thể là do các định nghĩa Biện giải học một cách khác nhau. Phương pháp đầu chủ trương rằng việc chứng minh một cách hợp lý nội dung của niềm tin có thể được thực hiện ngoài sự vận hành của Đức Thánh Linh; như vậy, Biện giải học hoàn toàn chỉ là một công việc của lý trí. Mặt khác, phương pháp thứ hai buộc chặt biện giải học vào với việc truyền giảng Phúc âm như một thành phần của tiến trình thuyết phục người ta tin nhận Chúa Cứu Thế là Chúa. Trong khi chúng ta sẽ noi theo phương pháp thứ hai xuyên suốt công trình nghiên cứu này, chúng ta cũng sẽ cố gắng chứng minh rằng dành cho đức tin – tức là sự dấn thân toàn diện của con người cho sự tự mặc khải của Thượng Đế – vị trí đầu tiên, không hề là xem nhẹ lý trí và chứng cứ, nhưng đúng hơn là chứng minh cho vai trò thích đáng và thiết yếu của chúng. Đề án của sách này, là Thượng Đế đòi hỏi một sự đáp ứng toàn diện, bao gồm cả tâm trí, ý chí và óc tưởng tượng phải tích cực tham gia chương trình đang diễn tiến của Ngài. Chúng ta phải làm theo, đồng thời cũng phải thừa nhận ý chỉ Ngài. Chúng ta phải chứng minh đồng thời cũng phải tin cậy vào cá tính của Ngài; và chúng ta phải tuân thủ, đồng thời cũng phải chấp nhận Lời Ngài nữa. Nhiều loại lý luận khác nhau ẩn tàng trong việc này sẽ được khai triển đầy đủ hơn trong chương ba. Trong khi chờ đợi, chúng ta hãy chuyển sự chú ý qua các câu hỏi chúng ta có thể gặp khi bắt tay nghiên cứu Biện giải học.